Cộng đồng » Không xả rác bừa bãi
"Giải cứu" hành tím cho nông dân Vĩnh Châu
(15:14:33 PM 25/04/2015)Ngày 25.4 Tỉnh đoàn Sóc Trăng chính thức thu mua hành tím dùm bà con nông dân tại Thị xã Vĩnh Châu với số lượng 15 tấn. Anh Võ Chí Công, Bí Thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng cho biết, trước đó đã tập kết 10 tấn hàng đầu tiên chở ra Bắc tiêu thụ. Đợt hàng này là cung cấp cho bà con tiểu thương ở TPHCM với tấm lòng muốn “giải tỏa” một phần hành ùn ứ trong dân. Ngày 24.4, Bộ Công thương cũng có văn bản đề nghị cùng tiêu thụ, giải tỏa hành tím trong dân.
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng Nguyễn Thành Duy cũng cho biết: Do lượng hàng tiêu thụ có giới hạn nên Tỉnh đoàn ưu tiên thu gom hành tím từ các hộ gia đình nghèo, cận nghèo trước để giúp các hộ dân này mau chóng vượt qua khó khăn, sau đó tùy tình hình thị trường mà tiếp tục thu gom sang các đối tượng khác. Hành tím được Tỉnh đoàn thu mua với giá 7.000 đồng/kg, các đơn vị phân phối cũng cam kết bán đúng giá gốc (sau khi tính toán chi phí vận chuyển) nên cũng tạo được đầu ra ổn định.
Anh Duy cho biết thêm: Sáng 22.4, 28 tấn hành tím đã được Tỉnh Đoàn giao cho VinGroup tại TPHCM. Trong ngày 25.4, Tỉnh đoàn tiếp tục thu mua 15 tấn hành tím để mang lên TPHCM tiêu thụ trong các nhà hàng, khách sạn và doanh nghiệp phân phối.
Ghi nhận của PV sáng 25.4 cho thấy, giá hành tím có nhích lên, nhưng thu mua “thiện nguyện” không phải là cách giúp nông đân, bởi hiện tại lượng hành tím còn ngoài đồng không nhiều, hầu hết nông dân trữ lại chờ giá. Số hộ do không tiền trả nợ, nghèo khó, diện tích ít đã bán với giá thấp từ trước đó.
Hiện tại, ngoài việc tìm đầu ra cho hành tím, Tỉnh đoàn cũng đã kêu gọi các tổ, nhóm, câu lạc bộ thanh niên tình nguyện trực thuộc Hội LHTN tỉnh triển khai chương trình tiêu thụ hành tím ủng hộ bà con Khmer nghèo, đã có 7 đội, nhóm thanh niên tình nguyện nhận tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Theo Phòng Kinh tế Thị xã Vĩnh Châu, năm nay bà con sản xuất 6.200ha sản lượng trên 80.000 tấn, hiện còn tồn trên 50.000 tấn. Các thương lái thu mua cho rằng, năm nay họ không được cấp phép xuất khẩu, đến giờ này 3 cơ sở thu mua lớn nhất Vĩnh Châu mới xuất được 10 container, các năm trước phải cả trăm – một thương lái cho biết. Họ mua hàng theo giá bán chợ, nên hành nhỏ, ngoại cỡ, kém phẩm chất mới có giá 3.000 – 4.500 đồng/kg, còn hành tốt mua với giá 8.000 đồng/kg.
Các thương lái cho rằng, nếu nhà nước không cấp phép cho họ xuất khẩu, chậm xúc tiến thương mại cho hành tím Vĩnh Châu thì lượng hành ở nơi này không thể nào tiêu thụ hết ở các chợ, cho dù bán khắp cả nước.
Một số hình ảnh hành tím Vĩnh Châu còn ùn ứ, người dân trữ lại chưa bán vội:
Bà Sơn Thị Rạch, 86 tuổi, ấp khóm Vĩnh Bình, Phường 2 cùng cháu ngoại 15 tuổi trồng 1.000 m2 hành, thu gần 2 tấn, nhưng hành kém phẩm chất thương lái chỉ trả 6.000 đồng/kg, bà không bán được.
Hành chất đầy trước sân, thương lái chỉ mua hành tốt, còn hành kém chất lượng mua với giá 5.000 đồng/kg
Không chịu bán giá 7.000 đồng/kg, bà Sơn Đoan chứa trong nhà.
Nên nhiều người trữ lại chưa bán vội với hi vọng giá sẽ tăng.
Hành tím được một thương lái mua với giá 5.500 đồng/kg tại ruộng về phân loại ra bán chợ. Loại tốt 8.000 đồng/kg.
Hình tím chưa được xúc tiến thương mại, quy hoạch sản xuất nên phó mặc cho thương lái.
Chính quyền địa phương, thương lái, người trồng hành tím đều mong chờ Nhà nước có quy hoạch, xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho hành tím Vĩnh Châu ổn định giá.
Hành tím Vĩnh Châu tạo việc làm ổn định cho hàng hàng người dân, nhưng luôn bấp bênh do dầu ra chưa ổn định.
Gian hàng của nhóm Thanh niên tình nguyện mở bán vào thứ 7, chủ nhật thu hút nhiều người dân ghé mua.
Các đoàn viên gia công hành trước khi bán.
Giao hàng tới nhà cho khách hàng đặt mua qua điện thoại.
Hành được đóng gói để giao cho khách hàng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội
- Lặn biển dọn rác, bảo vệ rạn san hô ở đảo Lý Sơn
- Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo
- Cần Thơ: Xử lý nghiêm việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng thoát nước khi triều cường
- Người dân Huế nói “không” với túi ni-lông, nhân rộng thói quen tiêu dùng xanh
- Phát động Tuần lễ không túi ni lông tại thành phố Huế
- Trao giải cho các sáng kiến hay về môi trường
- Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn
- Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" năm 2023
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.