»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:09:16 AM (GMT+7)

Yên Bái: Lộn xộn việc khai thác khoáng sản trên sông Hồng

(11:59:43 AM 26/07/2016)
(Tin Môi Trường) - Đã nhiều năm nay, tình trạng khai thác vàng sa khoáng và cát, sỏi trên sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái diễn ra khá lộn xộn. Người có giấy phép, kẻ không, đều đua nhau rút ruột dòng sông tàn phá môi trường sinh thái, gây thất thu ngân sách của Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên đoạn sông này.

Yên[-]Bái:[-]Lộn[-]xộn[-]việc[-]khai[-]thác[-]khoáng[-]sản[-]trên[-]sông[-]Hồng
Những đống sỏi thải ngay giữa lòng sông làm thay đổi dòng chảy của sông Hồng


Dọc hai bên sông Hồng từ thành phố Yên Bái qua các xã Quy Mông bên Hữu Ngạn hay xã Báo Đáp bên tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Trấn Yên nơi giáp ranh với huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, có rất nhiều bãi đá sỏi lởm chởm nhô lên trên mặt nước làm cản dòng chảy của con sông. Đa số người dân cho rằng, đó là hậu quả của việc tàu cuốc đào vàng và hoạt động khai thác cát sỏi trái phép từ nhiều năm trước để lại. Đặc biệt, dải đất sản xuất ven sông của người dân xã Quy Mông dài chừng 300m đã bị sạt lở nghiêm trọng, tỉnh lộ 166 có nguy cơ bị nuốt trôi trong mùa mưa lũ này nếu chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái không sớm có giải pháp khắc phục kịp thời.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã khai thác, sản xuất, dịch vụ vật liệu xây dựng Hợp Nhất (thôn 2, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ) , tình trạng khai thác khoáng sản, cát sỏi ở đây diễn ra rất lộn xộn. Mặc dù Hợp tác xã của ông đã được cấp phép khai thác, nhưng vẫn bị tàu từ nơi khác đến hút cát trong phạm vị diện tích được cấp phép của đơn vị. Để minh chứng cho lời nói của mình, ông cho biết: Hiện có 2 tàu đang neo đậu ở khu vực xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên và 1 tàu đang hút cát ngay trên bến đò Thác Thủ, thuộc địa phận thôn 1 xã Quy Mông.

Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: Cuối tháng 5/2016 Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và lập báo cáo ngày 27/5/2016 gửi UBND tỉnh Yên Bái với nội dung: Tại thời điểm kiểm tra không có tàu cuốc khai thác khoáng sản trái phép mà chỉ có các tàu hút cát của Hợp tác xã khai thác, sản xuất, dịch vụ vật liệu xây dựng Hợp Nhất đang hoạt động khai thác cát sỏi tại xã Đào Thịnh và xã Quy Mông theo giấy phép khai thác khoáng sản số 1051/GP-UBND ngày 17/6/2015 do UBND tỉnh Yên Bái cấp, hiện giấy phép này đang có hiệu lực. Ngoài ra, tỉnh chưa cấp phép cho một đơn vị nào khác trong khu vực này.

Ông Khánh cho hay, ngay sau khi có thông tin về việc tàu cuốc đãi vàng, huyện Trấn Yên đã giao cho cơ quan chức năng kiểm tra vào ngày 25/5/2016 và phát hiện 2 tàu cuốc từ nơi khác đến không hoạt động đãi vàng mà neo đậu vào khu vực được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát sỏi cho Hợp tác xã khai thác, sản xuất, dịch vụ vật liệu xây dựng Hợp Nhất. Đoàn kiểm tra huyện Trấn Yên đã yêu cầu các tàu này di chuyển khỏi địa bàn huyện.

Tuy vậy, ngày 1/6/2016, tại khu vực cách bờ phía Quy Mông chừng 25 - 30m, hai tàu cuốc ngang nhiên, hối hả vục sâu xuống lòng sông Hồng xúc cát sỏi. Từng gàu lớn cát sỏi sau đó được dội trên hệ thống máng trượt có nhiều ngăn nấc để sàng rửa. Toàn bộ phế phẩm loại được xả thải trực tiếp xuống sông, tạo thành nhiều mô đống lởm chởm. Điều lạ là mọi hoạt động đều diễn ra công khai, ầm ĩ, nhưng không hề vấp phải bất kỳ sự kiểm tra, xử lý nào từ phía các lực lượng chức năng.

Ông Nguyễn Duy Khanh, Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết: Sự việc này đã diễn ra từ nhiều năm trước nhưng rất khó ngăn chặn. Bản thân ông đã huy động lực lượng nhiều lần để trục xuất các tàu khai thác vàng, cát sỏi trái phép ra khỏi địa bàn nhưng mỗi khi đuổi thì họ (các tàu khai thác khoáng sản) lại sang neo đậu bên xã Đào Thịnh, hoặc chuyển đến neo đậu nơi khác xa hơn để chờ cơ hội khi chính quyền xã sơ hở là tiếp tục khai thác. Ông Khanh cho rằng: Quyền của xã có hạn nên đuổi các tàu khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn chẳng khác nào "đuổi chim trên rừng", chỉ khi nào các ngành chức năng của tỉnh quyết liệt vào cuộc thì mới có thể ngăn chặn được tình trạng này!

Sau khi các cơ quan báo chí phản ánh về tình trạng khai thác cát sỏi trái phép thường xuyên diễn ra ở sông Hồng, ngày 11/7/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã cử cán bộ của phòng Khoáng sản và phòng Thanh tra của Sở lên khu vực phía trên bến đò Thác Thủ nơi tiếp giáp giữa các xã Quy Mông và Đào Thịnh, Báo Đáp, để kiểm tra tình hình khai thác cát sỏi tại đây. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ tàu là ông Nguyễn Văn Bình, có hộ khẩu thường trú tại tổ 8, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, xuất trình giấy tờ nhưng ông Bình không trình ra được bất cứ giấy tờ gì về con tàu cũng như giấy phép khai thác khoáng sản tại đây. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản để xử lý; việc khai thác cát sỏi trái phép ở đoạn sông này tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, dọc sông Hồng trên các địa bàn khác của Yên Bái vẫn còn khá nhiều tàu khai thác cát sỏi trái phép đang hoành hành.

Đức Tưởng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Yên Bái: Lộn xộn việc khai thác khoáng sản trên sông Hồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI