Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Vĩnh Phúc tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát sỏi
(10:14:44 AM 26/10/2015)Vĩnh Phúc tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát sỏi - Ảnh: TL
Theo các ngành chức năng của tỉnh, việc khai thác cát sỏi trên địa bàn Vĩnh Phúc diễn ra phức tạp và kéo dài trong nhiều năm, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu thuế, phí, làm thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, đe dọa an toàn đê điều và ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân, đặc biệt là gây mất an ninh trật tự tại một số xã, khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Nguyên nhân của thực trạng trên một phần là do sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thực sự kiên quyết, chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, một số đối tượng vi phạm đã bị xử lý, nhưng vẫn tái phạm.
Việc khai thác cát, sỏi ở Vĩnh Phúc đã khiến nhiều đoạn sông biến đổi dòng chảy, làm cho đất canh tác tại các bãi bồi giữa dòng sông, bãi đất ven sông sạt lở, diện tích canh tác suy giảm, thậm chí nhiều gia đình mất đất canh tác. Nhiều đồi núi bị đào bới đất đá mang đi nơi khác san lấp mặt bang, làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ. Xe tải hạng nặng hoành hành cả ngày lẫn đêm để vận chuyển cát, sỏi, đất, đá, khiến nhiều tuyến đường dân sinh bị "băm nát"; các loại cây trồng nằm trong tầm ảnh hưởng bị khói bụi mịt mờ không có khả năng kết hạt, kết trái...
Tình trạng khai thác cát quá mức với độ sâu lớn, xâm lấn bờ bãi đã khiến đất canh tác tại rất nhiều thôn, xã ven sông Lô bị trượt xuống lòng sông. Cụ thể như ở xã Bạch Lưu, huyện sông Lô có 4,6 km đê và 7 cống thoát dưới đê đang bảo vệ cho 600 hộ với 3.000 khẩu. Qua nhiều năm khai thác cát trái phép, ước tính sơ bộ đã có hàng chục ngàn m2 ruộng đất bị trôi xuống dòng sông này. Người dân ở đây cho biết, khu vực này từng có nhiều tàu cuốc hút cát trái phép, khai thác ngoài phạm vi ranh giới mỏ được cấp phép, "khoét sâu" đáy sông để chờ mùa lũ năm sau cát sẽ đổ về.
Khi cát sỏi ở lòng sông đã cạn kiệt, các chủ tàu cho người vào bờ mua đất sản xuất nông nghiệp của dân. Việc mua đất bồi bãi thường là thỏa thuận giữa người mua và người bán nên chính quyền không biết hoặc ngành chức năng không có đầy đủ chứng cứ xử phạt. Nhiều mỏ đã khai thác vượt độ sâu cho phép, tạo thành những hố sâu vài chục mét, chờ lũ kéo cát về hố để tận thu, khiến thay đổi địa hình và dòng chảy, gây sạt lở bờ sông triền miên.
Để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các ngành chức năng và địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khoáng sản đến người dân, các tổ chức có liên quan để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi. Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản phải căn cứ quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Các đơn vị được cấp phép khai thác phải đáp ứng được yêu cầu về năng lực khai thác, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan tới khai thác khoáng sản, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều và hành lang thoát lũ, giữ gìn an ninh trật tự và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi) trên địa bàn; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc khai thác cát, sỏi theo quy định của pháp luật; báo cáo định kỳ, đột xuất hoạt động khai thác cát, sỏi thuộc địa bàn, lĩnh vực.
Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc kiện toàn Hội đồng thẩm định Đề án thăm dò khoáng sản; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thẩm định Đề án thăm dò khoáng sản cho Hội đồng thẩm định và cán bộ cấp huyện, cấp xã có liên quan; hướng dẫn các đơn vị đã được cấp Giấy phép thăm dò cát, sỏi hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định; tham mưu cho UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác cát, sỏi phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã được phê duyệt..
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.