»

Thứ bảy, 23/11/2024, 10:01:54 AM (GMT+7)

Trả lại bản chất cho phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản

(17:58:29 PM 26/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Bộ Tài Chính, nhà nước đã thu vào ngân sách nhà nước 7.462 tỷ tiền thuế tài nguyên và 1.836 tỷ phí bảo vệ môi trường ngoài dầu khí năm 2013 từ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (KTKS). Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí BVMT trong khai thác khoáng sản lại chưa được hợp lý, hiệu quả và mất đi tác dụng vốn có của phí BVMT.

Trả[-]lại[-]bản[-]chất[-]cho[-]phí[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]trong[-]lĩnh[-]vực[-]khai[-]thác[-]khoáng[-]sản

Biểu đồ tổng thu từ phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản (BTC năm 2015)


 Công nghiệp khai khoáng và những tác động đến môi trường.


Không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể nguồn tài chính của ngành khai khoáng vào ngân sách nhà nước, tuy nhiên khai khoáng lại là một ngành công nghiệp gây nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Các tác động của khai khoáng được thể hiện ở nhiều khía cạnh, hoạt động khai khoáng đòi hỏi một diện tích đất rất lớn để phục vụ việc phát triển mỏ, do đó có ảnh hưởng đến diện tích đất nông- lâm nghiệp cũng như làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân. Hoạt động khai khoáng phá vỡ cấu trúc địa chất và cảnh quan, tạo ra các bãi thải “hậu khai khoáng”.

Trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)…  Dẫn chứng cụ thể cho hậu quả của các bãi thải “hậu khai thác” là 100 hộ dân sống tại khu 4, phường Mông Dương (TP Cẩm Phả) phải hứng chịu cơn lũ bùn lầy từ các bãi thải khai thác than. Gặp mưa lớn đất đá từ bãi thải trên núi tràn xuống theo khe nước ập vào khu dân cư. Đây là bãi đổ thải của các mỏ Cao Sơn, Cọc Sáu. Bãi thải này đã tồn tại nhiều năm không chỉ gây ô nhiễm bụi đất mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.

 Nặng hơn là nhiễm độc kim loại nặng trên diện rộng, do nước mưa mang theo các chất ô nhiễm như kim loại nặng, axit được tạo ra từ các quá trình phong hóa tự nhiên ra môi trường, đặc biệt các khu khai khoáng nằm ở các khu vực nhạy cảm như đầu nguồn sông, suối thì hệ lụy càng lớn hơn. Điển hình như tại Trại Cau (Thái Nguyên) theo khảo sát của nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đăng trên Tạp chí Khoa học Đất số 36/2011, hầu hết các mẫu đất tại các khu vực khai khoáng đều có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt, một số mẫu gần khu sinh sống của dân cư cũng đang bị ô nhiễm. Cụ thể, hàm lượng asen tại mỏ sắt Trại Cau và mỏ thiếc Đại Từ vượt chuẩn 12mg/kg; hàm lượng sắt trong tất cả các mẫu ở Trại Cau, Phấn Mễ, Hà Thượng đều ở mức cao; hàm lượng kẽm, chì tại một số khu vực cũng vượt chuẩn cho phép.

Ngoài những tác động vật lý, khai thác, vận chuyển khoáng sản còn gây ra các tác động hóa học do phát sinh nước thải, khí thải, chất thải rắn, khói bụi… từ đó phát sinh các vấn đề như suy thoái đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, đền bù di dời nhân dân ra khỏi khu khai thác, ảnh hưởng đến đời sống người dân dẫn đến rất nhiều các xung đột giữa người dân địa phương với doanh nghiệp thực hiện khai thác.

 

Trả[-]lại[-]bản[-]chất[-]cho[-]phí[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]trong[-]lĩnh[-]vực[-]khai[-]thác[-]khoáng[-]sản

Thu từ khai thác khoáng sản ở Lào Cai


Bản chất phí BVMT và tình hình thu phí BVMT hiện nay trong khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, để bù đắp cho các tổn thất do hoạt động khai khoáng gây ra, hàng năm các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động khai khoáng phải đóng một khoản thu nhất định gọi là phí BVMT. Đây là một trong những chính sách đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới như Canada, Úc, Anh, Đan Mạch, Séc… và trong đó có cả Việt Nam. Với mỗi quốc gia sẽ có cách tính phí khác nhau nhưng đều có mục đích chung là tạo ra nguồn lực tài chính để bù đắp các tổn thất do hoạt động khai khoáng gây ra.

Việc thu phí BVMT đã tạo ra một nguồn lực tài chính đáng kể. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài Chính, tổng thu từ phí BVMT trong  khai thác khoáng sản năm 2014 đạt 2.571 tỷ đồng. Trong đó, thu từ dầu thô và khí thiên nhiên là 614 tỷ đồng. Theo Luật Ngân sách và ghị định 74/2011/NĐ-CP, phí VMT từ dầu thô và khí thiên nhiên được được đưa về ngân sách Trung Ương. Nguồn phí thu từ các loại khoáng sản khác do ngân sách địa phương thụ hưởng.

Ở cấp địa phương, phí BVMT chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu các loại nguồn thu từ khai thác khoáng sản.  Một vài ví dụ điển hình như tại Lào Cai, đã thu được một khoản ngân sách tương đối lướn từ Phí BVMT. Năm 2013, Lào Cai thu được 391,6 tỷ đồng thuế tài nguyên, trong đó phí BVMt là 175.7 tỷ chiếm khoảng 50% số thu từ thuế tài nguyên. Tại Bình Định, theo số liệu do sở Tài chính tỉnh Bình Định cung cấp, phí BVMT chiếm khoảng 8% trong cơ cấu nguồn thu từ khai thác Titan (2011) và nguồn thu từ phí BBVMT có xu hướng tăng đều trong các năm do sự thay đổi về mức phí và gia tăng về sản lượng khai thác quặng.

Đó là điều đáng mừng, song cũng để lại nhiều tranh cãi làm gì để sử dụng cho hợp lý nguồn thu này.

 

Trả[-]lại[-]bản[-]chất[-]cho[-]phí[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]trong[-]lĩnh[-]vực[-]khai[-]thác[-]khoáng[-]sản

Thuế tài nguyên và phí môi trường trong khai thác khoáng sản ở Bình Định năm 2013


(Còn tiếp)

Việt Nam bắt đầu thu phí bảo vệ môi trường (phí BVMT) trong khai thác khoáng sản từ năm 2006, tạo ra nguồn lực tài chính đáng kể cho các địa phương có hoạt động khai thác mỏ.

PHƯƠNG THẢO /Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trả lại bản chất cho phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI