Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Thứ năm, 21/11/2024, 11:05:38 AM (GMT+7)
Tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn biến phức tạp tại Điện Biên
(18:57:52 PM 02/06/2018)(Tin Môi Trường) - Tại tỉnh Điện Biên, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép diễn ra khá phổ biến và khó kiểm soát. Các cơ sở khai thác cát vẫn hoạt động từ lén lút đến công khai với nhiều thủ đoạn tinh vi. Mặc dù chính quyền địa phương đã thực hiện biện pháp nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng này.
>> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả >> Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9 >> Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn >> VACNE trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam và tư vấn cho VQG Xuân Sơn về giải pháp Bảo tồn Đa dạng sinh học bền vững
Ảnh: IE
Theo khảo sát của phóng viên ngày 28/5 và 29/5, dọc sông Nậm Rốm đoạn qua địa phận các xã: Thanh Yên, Thanh An, Noong Hẹt, Noong Luống, Pom Lót có hàng chục điểm khai thác cát, một số điểm đang tạm dừng hoạt động. Nhìn từ trên cao, cả đoạn sông Nậm Rốm bị biến dạng do hoạt động khai thác cát. Giữa những cánh đồng ngô bên bãi bồi sông Nậm Rốm là nhan nhản những “bãi chiến trường” của hoạt động khai thác cát. Một số diện tích cây trồng đã bị sạt lở xuống lòng sông, dòng nước đổi màu đục ngàu. Đáng lo ngại hơn là hoạt động khai thác cát đang dần làm thay đổi dòng chảy của sông Nậm Rốm, mỗi khi mùa mưa lại tiềm ẩn nguy cơ lũ quét đối với nhà cửa và cây trồng của những hộ dân sinh sống hai bên bờ sông. Những con đường đi vào bản dần bị “cày xới” do xe tải chở cát vẫn ra vào hằng ngày. Mùa mưa các con đường trở nên lầy lội, trời nắng bụi bặm mù mịt gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Xã Noong Hẹt được coi là một trong những điểm nóng nhất của nạn khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các điểm khai thác cát trái phép tập trung ở địa phận các đội 17, 18, 19 của xã. Điểm khai thác chỉ cách Quốc lộ 279 khoảng hơn 1km, dễ dàng cho việc vận chuyển ra ngoài. Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp quyết liệt song trước lợi nhuận mà khai thác cát mang lại, nhiều người vẫn bất chấp pháp luật để lao vào khai thác cát trái phép. Bên cạnh đó, theo lãnh đạo xã, tình trạng khai thác cát ở đây một phần có sự tiếp tay của người dân bằng việc bán đất cho doanh nghiệp khai thác cát. Việc phát hiện, xử lý kịp thời các điểm khai thác cát trái phép trở nên khó khăn hơn.
Ông Trần Công Kha, Chủ tịch UBND xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Việc khai thác cát sỏi trên địa bàn xã Noong Hẹt cũng một phần có sự tiếp tay của người dân. Doanh nghiệp đã tự thỏa thuận mua bán với người dân, không qua chính quyền địa phương. Đó là những diện tích đất được xã giao cho người dân để trồng màu nhưng bà con lại bán cho doanh nghiệp khai thác cát sỏi trái phép. Nỗi lo nhất của chính quyền địa phương là sẽ mất dần đất sản xuất đối với người dân tại thôn bản mà xã giao diện tích đất trồng màu hàng năm.
Vào hai ngày 28- 29/5, khảo sát của phóng viên tại một số điểm dân cư gần các mỏ khai thác cát cho thấy hầu hết người dân đều e ngại không dám phản ánh tình trạng khai thác cát lậu của doanh nghiệp, cá nhân. Một phần do sợ bị trả thù, một phần là do nhiều người dân đã tự ý bán đất cho doanh nghiệp để khai thác cát. Những năm qua, chính quyền xã Noong Hẹt đã có nhiều biện pháp như tạm giữ phương tiện, phạt hành chính đối với các đối tượng khai thác cát trái phép nhưng dường như chưa đủ để có thể ngăn chặn triệt để tình trạng này. Cũng có thời điểm, xã triển khai việc chôn cột giới hạn bằng bê tông ở các lối đi ra điểm khai thác cát nhằm không cho các phương tiện chở cát ra vào. Tuy nhiên, cột cứ chôn xong lại bị cho ra bên đường.
Theo chính quyền xã Noong Hẹt, tại thời điểm đầu tháng 6/2018, do lực lượng chức năng kiểm tra, quản lý gắt gao, các đối tượng khai thác cát lậu trên địa bàn tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, để ngăn chặn dứt điểm tình trạng này đòi hỏi các đơn vị chức năng phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa.
Ông Bùi Hải Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên cho biết, địa bàn huyện hiện chỉ có 4 doanh nghiệp được UBND tỉnh Điện Biên cấp phép khai thác cát. Trong đó, hai doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục và tiến hành khai thác; hai đơn vị đang làm thủ tục về thuê đất, hiện chưa hoạt động khai thác. Tuy nhiên hiện tại, qua khảo sát tại một số xã như: Noong Hẹt, Noong Luống, Pom Lót, một số đối tượng khai thác cát trái phép có dấu hiệu lén lút hoạt động vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ. Đáng lo ngại là các đối tượng khai thác cát lậu lại được người dân bảo vệ bởi hầu hết các đối tượng này đều là người trong bản. Mặt khác, giá thành bán cát của các đối tượng này thường thấp hơn so với các doanh nghiệp được cấp phép.
Vấn đề về khai thác cát ở huyện Điện Biên càng trở nên nóng hơn khi mới đây, ngày 21/5/2018, trên địa bàn xã Pom Lót đã xảy ra vụ việc tụ tập đông người liên quan đến hoạt động khai thác cát trên địa bàn. Qua xác minh, lực lượng chức năng xác định nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên là do mâu thuẫn lợi ích kinh tế của các nhóm khai thác cát có giấy phép và không có giấy phép trên địa bàn.
Để xử lý triệt để tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn huyện, mà đặc biệt là tại các xã: Noong Hẹt, Noong Luống, Pom Lót, UBND huyện Điện Biên đã chỉ đạo UBND các xã này tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản, thường xuyên kiểm tra các khu vực dọc bờ sông Nậm Rốm để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp khai thác cát trái phép. UBND huyện đã thành lập tổ công tác gồm lãnh đạo UBND huyện, các phòng chuyên môn liên quan và chính quyền các xã tiến hành kiểm tra các cơ sở khai thác cát sỏi trên địa bàn các xã: Noong Hẹt, Noong Luống, Pom Lót, xử lý theo quy định nếu phát hiện sai phạm. Đồng thời, huyện lưu ý gắn trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã bằng việc ký cam kết vấn đề về quản lý đất đai, quản lý bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên khoáng sản.
Xuân Tư – Xuân Tiến – Tuấn Anh -TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.