»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:12:17 PM (GMT+7)

Tìm vàng dưới lòng đất

(09:08:31 AM 04/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Nhiều người lớn tuổi ở vùng quê Quảng Nam vẫn thường hát rằng: Từ ngày Tây lại cửa Hàn/ Đào sông Câu Nhí bòn vàng Bồng Miêu. Lời hát ru trong câu ca xưa như một minh chứng cho vùng đất được mệnh danh là xứ sở vàng ròng số 1 tại Việt Nam.

 

Kỹ sư Nguyễn Văn Bảy thuộc Công ty vàng Phước Sơn cười rạng rỡ với thỏi vàng vừa ra lò nặng hơn 13kg (ảnh chụp tại phòng vàng ở mỏ vàng Đắk Sa) - Ảnh: Đăng Nam

 

Đường xuống mỏ vàng Đắk Sa sâu hun hút với vô số mạch nước ngầm (ảnh chụp ở độ sâu hơn 400m)

 

 

Mỏ Đắk Sa được đánh giá là có trữ lượng vàng lớn nhất Việt Nam

Làm giàn giáo chống đỡ một vỉa mỏ chuẩn bị cho việc khai thác quặng vàng
Kíp khoan hầm chuẩn bị cho việc nổ mìn lấy quặng. Toàn bộ công việc này đòi hỏi độ chính xác cao, do vậy nó được các chuyên gia khoan mỏ đến từ Philippines thực thi
Chuẩn bị cho một mẻ đổ vàng

 

Qua hàng trăm năm thăng trầm cùng lịch sử, những mỏ vàng ở Quảng Nam đã để lại nhiều dấu ấn bằng công nghệ khai thác nhất định của mỗi thời kỳ. Nếu người Chăm chỉ biết dùng các công cụ giản đơn để đào đãi vàng bên khe nước, người Pháp mở lối khai thác bằng hầm lò…thì ngày nay vàng trong lòng đất đã được tận thu gần như tuyệt đối và Nhà máy tinh luyện vàng Đắk Sa (đóng tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) là một trong những nhà máy tinh luyện vàng hiện đại bậc nhất của Việt Nam hiện tại. 

 

Theo quy trình: sau khi được khai thác ở độ sâu hơn 400m trong lòng đất, quặng vàng được vận chuyển khỏi lòng đất theo các băng chuyền đổ vào các máy xay, nghiền trước khi chảy vào các bể xử lý lớn chứa đầy các dung dịch đậm đặc như axit sulfuric và cyanure. Vàng gốc có trong đất đá sẽ được các hóa chất này khử làm sạch và lắng xuống tụ thành khối quặng vàng có chứa lẫn các hợp chất bạc và chì.

 

Công đoạn tiếp theo là khối quặng vàng có chứa bạc và chì này sẽ theo dây chuyền đi qua phòng làm vàng. Tại đây chúng được đưa vào lò nung điện ở nhiệt độ gần 2.000oC. Vàng tan chảy vào các khuôn đúc vàng đợi sẵn. Những thỏi vàng xuất khỏi lò sẽ được công nhân cho vào nước làm nguội rồi làm vệ sinh sạch và đóng số đưa vào kho cất giữ. Con đường trở thành vàng thương phẩm của vàng Đắk Sa chưa dừng lại ở đó bởi hàm lượng vàng ròng có trong thỏi vàng Đắk Sa chỉ đạt 85%. Vậy nên những thỏi vàng này sẽ được chuyển vào TP.HCM để gia công cho ra vàng 9999 đúng chuẩn quốc tế.

 

Mỏ vàng Đắk Sa là khu mỏ có hàm lượng vàng cao nhất Việt Nam với trữ lượng trung bình 15g/tấn quặng, thậm chí có nơi lên đến 118g/tấn quặng và mỗi năm thu được đến 1 tấn vàng ròng. 

 

 Vàng được nung chảy trước khi đổ vào khuôn

Vào ca
Một thỏi vàng ròng vừa ra lò nặng đến 13,375kg
Tinh chế vàng theo dây chuyền hiện đại ở Công ty Vàng Phước Sơn. Còn rất mới với Việt Nam nên phải thuê 70 chuyên gia từ 12 nước khác nhau
Băng chuyền tuyển quặng sau khi được nghiền nhỏ
Ông Clarito Corpuz, kỹ sư luyện kim người Philippines, theo dõi công đoạn tinh luyện vàng bằng hệ thống camera

 

 

Theo quy định, không một người nào ra khỏi nhà máy mà không bị kiểm soát
 

 

 

Theo ĐĂNG NAM - TẤN VŨ/ Tuổi Trẻ

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm vàng dưới lòng đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI