Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Thừa muối, nhập làm gì !
(17:13:06 PM 10/09/2011)
Trả lời phóng viên , Bộ Công Thương cho biết hạn ngạch (quota) nhập khẩu muối năm 2011 là 102.000 tấn, gồm 100.000 tấn muối công nghiệp cho sản xuất hóa chất và 2.000 tấn muối tinh khiết cho sản xuất thuốc, sản phẩm y tế. Trong đó, đã phân giao hơn 50.000 tấn vào đầu năm 2011 và hiện đang phân giao 50.000 tấn còn lại. Trong khi đó, tính đến hết tháng 8 vừa qua, lượng muối tồn kho lên đến 217.000 tấn, cân đối cả năm thì nguồn cung vượt cầu khoảng 100.000 tấn, đáp ứng được cho tiêu dùng trong nước cũng như các ngành nghề khác. Vậy tại sao phải nhập thêm 50.000 tấn?
Do không mua được muối trong nước (?!)
Sản xuất muối tại huyện Đông Hải - Bạc Liêu. Giá muối ở đây đang ở mức thấp. Ảnh: DUY NHÂN
Chạy theo lợi ích cục bộ
Đại diện Hiệp hội Nghề muối phía Nam cho rằng việc cấp hạn ngạch nhập khẩu muối chỉ làm lợi cho một số DN nhưng lại làm hại cả ngành muối trong nước. Các bộ, ngành cần phải nghiên cứu, tìm ra chính sách ổn định giá muối để gỡ khó cho diêm dân.
Lối ra: Muối công nghiệp
Vấn đề cốt lõi khiến nghịch lý muối thừa mà vẫn nhập kéo dài những năm qua là do ngành sản xuất muối công nghiệp của nước ta chậm phát triển. Theo giới chuyên môn, muối công nghiệp khác muối ăn. Muối công nghiệp được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, dự báo sắp tới tiếp tục xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, tức là có thể sẽ xin mở hạn ngạch để… mua thêm muối ngoại !
Chính sách của Nhà nước là khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư nhà máy để sản xuất, chế biến muối công nghiệp nhưng phần vì vốn đầu tư cao, phần vì các DN chế biến thích “ăn xổi” nên năm nào cũng phải nhập khẩu muối, làm cho diêm dân không ngóc đầu lên nổi. Vì vậy, trong mối quan hệ Nhà nước - DN muối - diêm dân, rất cần một “tư lệnh” luôn sát cánh lèo lái và vực dậy ngành muối cả nước vốn đang đuối sức.
Đừng để diêm dân tự “bơi”
Cách đây 5 năm, khi nhà máy muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi) được đầu tư xây dựng ngay bên cạnh cánh đồng muối Sa Huỳnh lớn nhất miền Trung với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỉ đồng, diêm dân hớn hở, hy vọng từ đây đời sống sẽ khá hơn. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian hoạt động, nhà máy không thu mua muối do diêm dân địa phương sản xuất mà chuyển sang mua muối từ các tỉnh bạn với lý do muối Sa Huỳnh làm trên nền đất nên tạp chất quá nhiều. Vậy là diêm dân ở đây phải quay trở lại bám mặt ruộng kiếm cơm qua ngày, nhiều hộ bỏ nghề. Theo UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, toàn xã có 867 hộ làm muối với tổng diện tích 112 ha, hiện tồn đọng hàng trăm tấn muối.
UBND tỉnh Quảng Ngãi trước đây đã phê duyệt dự án quy hoạch đồng muối Sa Huỳnh thành vùng sản xuất chuyên canh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng dự án bị treo suốt mấy năm nay. Ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, thừa nhận: “Thật tình mà nói, chất lượng muối Sa Huỳnh hiện nay chỉ có thể dùng để ướp cá, làm mắm thôi. Nếu muốn bán được, diêm dân cần phải tự đầu tư nền xi măng thay cho nền đất và chú trọng chất lượng hơn là số lượng thì may ra có thể cạnh tranh được với muối ngoại”. N.Hà |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.