Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
"Thủ phủ quặng xứ Nghệ": Không thể xoá bỏ?
(09:13:40 AM 19/03/2012)>> Quặng thiếc và nỗi kinh hoàng mang tên... bùn thải
Đồi núi tan hoang vì quặng tặc
Cán bộ xã cũng là..."quặng tặc"
Trên con đường ngoằn nghoèo từ cụm công nghiệp nhỏ Châu Quang đi vào mấy lèn đá cao chót vót, trước mắt chúng tôi hiện ra con suối với màu đỏ quạch, đặc quánh bùn đất đang từ từ chạy ra vắt vẻo qua mấy ngọn núi, qua nhiều hang động rồi đổ ra khe Nậm Nhộng. Được biết đây là con khe cung cấp nước tưới tiêu cho gần trăm ha lúa nước của xã Châu Quang, tuy nhiên do khe đã bị ô nhiễm, nguồn nước khô cạn nên hầu hết lúa nước đã bị bỏ hoang từ nhiều năm nay. Xã Châu Quang bị mất hoàn toàn 10ha lúa nước không thể sản xuất, 300/400ha sản xuất không hiệu quả vì... ô nhiễm.
Ngoài những "điểm nóng" kể trên, tại khu vực giáp ranh giữa 2 huyện miền núi Quỳ Hợp và Tân Kỳ cũng có rất nhiều mỏ khai thác thiếc lậu hoạt động. Do hoạt động khai thác rất không an toàn nên mới đây nhất (đầu tháng 5/2011) đã xẩy ra vụ tai nạn khiến 2 anh Vi Văn Tiến (27 tuổi) và Vi Văn Hoàng (25 tuổi), cả hai đều trú tại bản Bồn, xã Châu Lý (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) chết ngạt dưới hầm quặng độ sâu 10m.
Một sự thật mà từ lãnh đạo các xã đến lãnh đạo UBND huyện Quỳ Hợp đều thừa nhận, đó là tình trạng khai thác quặng, mót quặng trái phép đang diễn ra rất mạnh và ngày càng có chiều hướng phức tạp.
Trước thực trạng khai thác quặng trái phép diễn ra tràn lan đã khiến cho môi trường ở nhiều nơi trên địa bàn Quỳ Hợp bị ô nhiễm trầm trọng. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt để xử lý dứt điểm vấn nạn này.
Về hướng xử lý khai thác quặng trái phép và mót quặng, ông Tường cho biết: "Quả thật xử lý khai thác lớn thì làm được nhưng việc xử lý mót quặng rất khó vì dân ở đây nghèo khổ nên họ chỉ làm để kiếm dăm chục bạc mua gạo trong mùa giáp hạt. Mình làm "căng" quá cũng tội".
Về vấn đề khai thác quặng trái phép, mót quặng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các dòng khe đầu nguồn, ông Vi Thanh Tường, Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp thừa nhận: "Tại các khe đầu nguồn hiện nay nguồn nước luôn bị đục và có màu đen thẫm, đó là màu của nước đã bị nhiễm asen (một loại chất độc có thể gây 19 bệnh khác nhau, trong đó có ung thư da và phổi - PV) do các đơn vị khai thác dùng trong quá trình sơ chế. Chúng tôi cũng luôn kiểm tra công tác khai thác tại các Công ty. Tuy nhiên hiện nay cái khó là việc khai thác tự do vẫn diễn ra tràn lan, nhất là việc mót quặng tại khe Nậm Huống, hang Nậm Nhộng và nhiều nơi giáp ranh giữa các xã vẫn đang rất phổ biến khiến cho môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề".
Còn ông Nguyễn Ngọc Luyện, Chủ tịch UBND xã Châu Quang thì cho rằng: "Việc khai thác quặng trái phép diễn ra trên địa bàn là rất phổ biến, chúng tôi cũng đã kiểm tra thường xuyên, tuy nhiên do lực lượng mỏng, cộng thêm địa hình hiểm trở nên việc truy quét, xử lý vẫn còn nhiều hạn chế". Về việc ô nhiễm tại hang Nậm Nhộng, ông Luyện cho rằng: "Đó là do nguồn nước ô nhiễm từ việc khai thác ở xã Châu Hồng đi vào các hang caster chảy xuống địa phần xã chúng tôi chứ riêng khai thác ở xã Châu Quang thì không thể ô nhiễm đến như vậy"(!?).
Ông Lô Văn Mỏ, Chủ tịch UBND xã Châu Cường thẳng thắn: "nói thật là việc mót quặng diễn ra đã hàng chục năm nay, chủ yếu là người dân nghèo, không có việc gì làm nên họ đi mót quặng kiếm sống qua ngày. Cùng với những đơn vị khai thác ở thượng nguồn đổ xuống và khu vực Suối Bắc (giáp với xã Châu Hồng - PV) việc mót quặng gây ô nhiễm nặng cho dòng khe, nước khe suối quanh năm đục ngầu. Trước thực trạng đó, chúng tôi đa tiến hành nhiều cuộc truy quét nhưng thật sự là rất khó chấm dứt tình trạng này".
Nạn "quặng tặc", bao giờ mới dẹp bỏ?
Quặng tặc bao giờ mới được dẹp bỏ
Tình trạng mót quặng và khai thác quặng trái phép đang diễn ra rất phổ biến và công khai trên địa bàn các xã có nhiều quặng thiếc như Châu Hồng, Châu Quang, Châu Cường, Châu Thành, Châu Tiến...thực trạng trên diễn ra đã hàng chục năm nay nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này.
Chưa hết, tại khu vực khe Nậm Huống thuộc các xã Châu Thành và Châu Cường, tình trạng "mót" quặng đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay. Việc mót quặng diễn ra ngay giữa dòng khe, người dân đào bới và đãi quặng trực tiếp xuống khe khiến cho nguồn nước quanh năm đục ngầu, dòng chảy bị thay đổi, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, "quặng tặc" có đầy đủ "lai lịch", từ người nông dân bỏ "nghề" nông nghiệp đến cán bộ xã, một số cán bộ xã "kiêm" luôn nghề "quặng tặc". Theo thông tin từ UBND xã Châu Quang, kế toán của xã này là ông Võ Tuấn Anh cũng tham gia khai thác quặng trái phép, xã đã nhiều lần nhắc nhỏ nhưng không được nên buộc phải xử phạt và khiển trách, cuối cùng ông này mới chịu bỏ "nghề".
Ngoài nguồn ô nhiễm từ xã Châu Hồng do người dân khai thác tự do thì khu vực hang Nậm Nhộng cũng bị quặng tặc cày xới tơi tả. Hàng ngày, dòng người nườm nượp đi vào khu vực này để "hành nghề". Họ mang theo cuốc xẻng, máy hút, máy sàng vào cày xới lòng hang khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước đỏ quạch có nổi váng dầu mỡ khiến cho các loại thuỷ sinh không thể sống nổi.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do dòng nước này bị ô nhiễm trầm trọng như vậy là do tình trạng khai thác quặng thiếc trái phép đang diễn ra phía thượng nguồn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.