»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:55:55 PM (GMT+7)

“Thiếc tặc” băm nát rừng đầu nguồn Lâm Đồng Tin ảnh

(23:10:20 PM 18/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Điều đáng nói, trước khi ngành chức năng huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) ra quân truy quét các đối tượng đã biết trước nên mọi máy móc đã bị “thiếc tặc” cất giấu, khi đoàn kiểm tra rút đi những địa điểm này vẫn hoạt động trở lại như thường.
Những năm qua nhiều người từ các tỉnh phía Bắc đổ về các tiểu khu 142, 140, 143, 133, 144 (xã Đạ Sar), 119, 136, 120, 97, 95 (xã Đa Nhim), khu vực thôn Lán Tranh (Xã Đưng K’nớ), khu vực thôn Long Lanh (xã Đạ Chais), huyện Lạc Dương lập lán trại, đưa máy móc vào ngang nhiên đào đãi thiếc trái phép. Đặc biệt, dọc theo dòng suối Đạ Khai, đoạn từ đường 723 vào thủy điện Đạ Khai dài cả chục kilomet đã bị “thiếc tặc” đào bới tứ tung khiến dòng nước bị tắc nghẽn nhiều đoạn.
 

Theo quan sát của phóng viên ngày 17/4, chỉ trong vòng 3km đã có 4 máy xúc cùng nhiều máy bơm nước có công lớn được các đối tượng huy động vào việc đào đãi thiếc tạo ra hàng trăm hố sâu từ 5- 8m, rộng khoảng 30m2 ăn sâu vào các chân rừng và đất canh tác của người dân.

 

Mô[-]tả[-]ảnh.

Nhiều diện tích đất rừng đầu nguồn Đa Nhim bị bới tung để khai thác thiếc

 

Người dân địa phương cho biết, việc đào đãi thiếc trái phép nơi đây diễn ra hoàn toàn công khai. Do các đối tượng khai thác thiếc trái phéo hoạt động cả ngày lẫn đêm với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều xe cơ giới nên nên diện tích đất rừng bị tàn phá ngày càng nhanh.

 

Ông Sử Thanh Hoài – Chánh văn phòng UBND huyện Lạc Dương – cho biết, những năm qua huyện Lạc Dương là một điểm nóng về khai thác thiếc, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo giải toả, truy quét các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện do ông Phó chủ tịch UBND huyện Phạm Triều làm trưởng ban thường xuyên truy quét nhưng vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

 

Hiện cứ mỗi tháng huyện Lạc Dương lại tổ chức 2 lần truy quét “thiếc tặc”, trọng tâm là “đánh” vào những điểm nóng trên địa bàn thuộc các tiểu khu , 95, 97, 140, 143, 144, 133 và khu vực lòng hồ thủy điện Đạ Khai.

 

Mô[-]tả[-]ảnh.

Hàng trăm hồ sâu ăn vào lòng đất được tạo ra bởi "thiếc tặc"

 

Trong khi đó, ông Đoàn Quang Giao – trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Lạc Dương – lại thừa nhận, trong thời gian qua, ngành chức năng của huyện Lạc Dương đã nhiều lần ra quân truy quét “thiếc tặc” nhưng hiệu quả đem lại không cao. Bởi trước khi đoàn kiểm tra có mặt toàn bộ xe cơ giới cùng nhiều thiết bị máy móc đắt tiền đã được các đối tượng kịp thời cất giấu khiến cho đoàn chỉ tịch thu và tiêu hủy được một số vật vụng khai thác thô sơ.

 

Ông Giao cho rằng, trước khi ngành chức năng xuất quân truy quét những đối tượng đào đãi thiếc trái phép tại các vị trí kiểm tra đã được ai đó báo trước. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến công tác đấu tranh, ngăn chặn thiếc tặc lộng hành trong nhiều năm qua tại huyện Lạc Dương kém hiệu quả.

 

Dưới đây là những hình ảnh về ""thiếc tặc" tàn phá rừng đầu nguồn Đa Nhim được phóng viên ghi lại trong ngày 17/4:

Mô[-]tả[-]ảnh.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong vòng 3km thuộc tiểu khu 95 đã có hàng trăm hầm hố đào đãi thiếc...

  

Mô[-]tả[-]ảnh.

Phục vụ hoạt động khai thác thiếc trái phép là những xe cơ giới hiện đại...

Mô[-]tả[-]ảnh.
Và những hố sâu như thế này đang xuất hiện ngày một nhiều trong các cánh rừng thuộc xã Đa Nhim, Đạ Sar, Đạ Chais, huyện Lạc Dương
Mô[-]tả[-]ảnh.

Máy nổ công suất lớn dùng để hút, bơm nước phục vụ việc đào đãi

Mô[-]tả[-]ảnh.

Sự xuất hiện của những người lạ mặt không hề làm gián đoạn công việc của những đối tượng đào đãi thiếc nơi đây

Mô[-]tả[-]ảnh.
Bàn đãi thiếc
Mô[-]tả[-]ảnh.

Trong rừng sâu hàng chục chiếc máy nổ vẫn tập nập hoạt động

Mô[-]tả[-]ảnh.

Để có được thiếc, ngoài sử dụng máy xúc múc bỏ lớp đất ở trên, các đối tượng đào đãi thiếc còn phải sử dụng hai máy nổ; một máy dùng để bơm nước vào hố...

Mô[-]tả[-]ảnh.

Máy còn lại có công suất lớn hơn hút cả nước, đất, cát đẩy lên bàn đãi

Mô[-]tả[-]ảnh.
 
Mô[-]tả[-]ảnh.

Một điểm khai thác thiếc trái phép ngay bên đường đi cách UBND xã Đa Nhim khoảng 2km

 

Khắc Lịch (Kienthuc.net)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Thiếc tặc” băm nát rừng đầu nguồn Lâm Đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI