»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:30:54 PM (GMT+7)

Thanh Hoá: Ngang nhiên khai thác đất trái phép

(08:23:30 AM 25/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Suốt hơn 1 tháng qua tình trạng khai thác đất, đá trái phép tại xã Hà Lĩnh ( Hà Trung- Thanh Hóa) vẫn ngang nhiên diễn ra. Về phía chính quyền địa phương thì lấy lý do vì sợ chậm tiến độ xây dựng Nông thôn mới và Trung tâm văn hóa xã nên thay vì đợi phê duyệt từ phía UBND tỉnh Thanh Hóa, nên đã “tranh thủ” lấy trước.

Thanh[-]Hoá:[-]Ngang[-]nhiên[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép.
Máy móc vẫn đang hàng ngày đào xới một vùng đồi núi thuộc thôn 8, xã Hà Lĩnh.


Có mặt tại thôn 8 và thôn 10, xã Hà Lĩnh chúng tôi chứng kiến tình trạng khai thác đất diễn ra ngang nhiên nhưng tuyệt đối vẫn không có một cơ quan chức năng nào có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Tình trạng khai thác đất trái phép đã diễn ra suốt nhiều ngày qua. Điều ngạc nhiên hơn điểm khai thác tại thôn 10, xã Hà Lĩnh còn nằm ngay trên quốc lộ 217, hằng ngày có hàng nghìn phương tiện qua lại nhưng tất vẫn hoạt động rất “trơn tru” như một mỏ đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác.
 
Nhiều hộ dân sống gần khu vực khai thác phản ánh với chúng tôi rằng: Từ khi doanh nghiệp vào khai thác đất ở đây chúng tôi luôn phải chịu chung tình trạng bụi mù mịt, trời mưa thì lầy lội. Hằng ngày có hàng chục chiếc xe tải lớn nhỏ chạy liên tục trong đường dân sinh của xã, vừa nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Hơn thế nữa, tới khi xã lấy đất xong thì đoạn đường bê tông từ công trình đang thi công vào điểm lấy đất chắc chắn cũng sẽ xuống cấp trầm trọng. Những người dân như chúng tôi cũng chỉ biết sống chung với bụi bặm và lầy lội, chứ làm sao dám có ý kiến lên xã. Bà con chúng tôi nghe nói xã bán đất đồi cho Cồng ty Trường An nào đó?.
 
Được biết, ngay phía trên khu khai thác đất là diện tích đất rừng phòng hộ do lâm trường Hà Trung bảo vệ, quản lý. Dưới đó là khu vực người dân được giao đất trồng cây lâu năm. Do nắm bắt được nhu cầu mở rộng diện tích mặt bằng đất ở, chính quyền xã đã lợi dụng và tự ý liên hệ, thoả thuận với các hộ cho phép khai thác mà không mất một khoản phí nào.
 
Trao đổi vấn đề này với ông Hà Văn Đốc, Chủ tịch UBND xã Hà Lĩnh chúng tôi được biết: “Hiện tại xã đang lấy đất để san lấp Khu văn hóa, thể thao của xã, trong dự toán sẽ lấy 40.000m3, hiện tại đã thi công được hơn 50%. Cũng biết như thế là sai, nhưng nếu đợi phê duyệt từ tỉnh xuống thì sẽ không hoàn thành đúng thời gian. Khu vực khai thác thuộc đất rừng sản xuất giao cho người dân với thời hạn là 50 năm".
 
Trong dự toán mua đất ở mỏ đất Hà Ninh như ban đầu thì chi phí san lấp là 5,2 tỷ đồng, chính vì thế nên xã đã tận dụng nguồn đất sẵn có tại địa phương để giảm bớt chi phí xuống còn 2,6 tỷ đồng. Tất cả cũng vì mục tiêu hoàn thành tiêu chí nông thôn mới của xã, giảm bớt chi phí đóng góp cho nhân dân”.
 

Thanh[-]Hoá:[-]Ngang[-]nhiên[-]khai[-]thác[-]đất[-]trái[-]phép.
 Địa điểm khai thác thuộc thôn 10, xã Hà Lĩnh nằm ngay sát quốc lộ 217.

 
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Tâm, Trưởng phòng TN&MT huyện Hà Trung cho biết: Hà Lĩnh là xã điểm xây dựng nông mới của tỉnh, hiện tại đang được đầu tư đề xây dựng Khu văn hóa thể thao, mục tiêu tới tháng 10 phải cơ bản hoàn thành các tiêu chí. Sở dĩ có tình trạng lấy đất trái phép để san lấp cũng  vì lợi ích chung, nóng vội sợ sẽ không hoàn thành đúng thời gian. Huyện cũng đã có kiểm tra, nhắc nhở, nên cứ nghĩ xã đã dừng lại đợi phê duyệt từ UBND tỉnh Thanh Hóa?!.
 
Khi được hỏi tình trạng khai thác đất đá vẫn diễn ra thì ông Hà Văn Đốc, Chủ tịch UBND xã “ phớt lờ” nói: Làm gì có chuyện đó, xã đã dừng lâu rồi. nhưng khi PV đưa hình ảnh thì ông Đốc nói tỉnh bơ: À có một số hộ cần làm nhà nên họ đục núi để lấy mặt bằng nhưng họ chỉ đục bằng tay?.
 
Câu hỏi được nhiều người đặt ra: Phải chăng có người tiếp tay cho “ đất tặc”?. Vì địa điểm khai thác nằm ngay cạnh QL 217, hằng ngày có hàng nghìn phương tiện cùng người dân qua lại nhưng tất vẫn hoạt động rất “trơn tru” như một mỏ đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác.
 
Chỉ vì mục đích xây dựng nông thôn mới và Trung tâm văn hóa xã mà Lãnh đạo xã Hà Lĩnh bất chấp mọi quy định pháp luật để “ đục khoét tài nguyên” hay vì mục đích tư lợi cá nhân???. Trong khi diện tích lấy đất lại nằm trên khu vực rừng phòng hộ và nếu đục đá bằng tay lại có cả ô tô, máy xúc đứng đó?.
 
Nếu như địa phương nào cũng viện lý do xây dựng nông thôn mới để biện minh cho việc khai thác đất trái phép, thì nguồn tài nguyên quốc gia vẫn sẽ tiếp tục bị lấy đi, bao nhiêu đồi núi sẽ bị san phẳng cho mục tiêu hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
 
Trước tình trạng khai thác đất trái phép đang diễn ra ngang nhiên tại thôn 8, thôn 10 xã Hà Lĩnh. Rất mong các cấp chính quyền nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm khắc, để trả lại môi trường sống trong sạch cho các hộ dân sống quanh khu vực khai thác. Và hơn hết để không còn tình trạng nguồn tài nguyên đất bị khai thác “lậu”, làm thất thu nguồn ngân sách của nhà nước.
 

(Theo TN&MT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thanh Hoá: Ngang nhiên khai thác đất trái phép

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI