Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Thanh Hóa: Kiểm soát chặt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép
(18:18:41 PM 14/01/2013)Tình trạng khai thác khoáng sản đang ngày một được cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa “khống chế” và giám sát chặt chẽ hơn ( cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý khai thác cát trái phép tại Âu thuyền thuộc địa phận P. Quảng Tiến - Sầm Sơn - Thanh Hóa hồi tháng 4/2012)
Từ thông tin người dân, Phòng khai thác khoáng sản (thuộc Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa ) đã kiểm tra việc khai thác khoáng sản tại các huyện: Triệu Sơn, Nông Cống, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định. Qua đó, Phòng cũng đã tham mưu cho Sở đưa ra các văn bản phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý triệt để vấn đề này.
Sở đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi 12 đơn vị và có hình thức xử lý đối với 29 đơn vị trong tổng số 62 đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính năm 2011 và năm 2012.
Sở cũng đã phối hợp với Thanh tra Tổng cục địa chất và khoáng sản - Bộ TNMT kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản đối với 8 đơn vị được bộ cấp và 1 đơn vị được UBND tỉnh cấp.
Về mặt chuyên môn trong công tác quản lý thì, UBND tỉnh cho phép Sở thành lập quỹ bảo vệ môi trường Thanh Hóa. Tháng 10/2011 quỹ này đã đi vào hoạt động. Hai năm đầu UBND sẽ cấp 20 tỷ đồng để hoạt động. Việc thành lập quỹ môi trường Thanh Hóa là một việc rất quan trọng. Nó góp phần đẩy lùi tham nhũng trong công tác khai thác hoạt động khoáng sản. Đưa số tiền bị phạt của các đơn vị vi phạm luật khoáng sản vào ngân sách nhà nước hàng năm. Đây có thể nói là phương án ưu việt nhất để cùng song hành với các cơ quan chức năng kiểm soát tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Ông Phùng Đình Ảnh-Trưởng phòng KTKS, Sở TNMT Thanh Hóa cho biết: “ Từ những tồn tại những năm trước đây, chúng tôi đã tham mưu với lãnh đạo Sở có văn bản đề nghị UBND tỉnh thành lập Qũy bảo vệ môi trường. Qũy này ra đời đã giúp cho công tác quản lý hoạt động khai thác khoảng sản được tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng gì đã làm được trong năm 2012, và năm 2013 chúng tôi sẽ cố gắng kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn”.
Cũng như theo ông Ảnh thì, lý do mà hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tồn tại trong mấy năm qua là do hành lang pháp lý trong lĩnh vực khai thác khoáng sản chưa hoàn thiện, còn có kẻ hở. Cụ thể, luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 11/7/2010 thay thế luật khoáng sản năm 1996 đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn chi tiết về việc thi hành luật và Nghị định chưa được ban hành. Do đó, dẫn tới đôi lúc các cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng trong công tác tham mưu về quản lý trong lĩnh vực khoáng sản đặc biệt là cấp phép, đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Theo tìm hiểu được biết, trong thời gian qua, Sở TNMT Thanh Hóa cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đấu giá 7 phương án đã phê duyệt. Tổ chức đấu giá thành công 6 mỏ, thu vào nhân sách nhà nước hơn 25 tỷ đồng. Tham mưu cho UBND tỉnh cấp 46 giấy phép khai thác khoáng sản trong đó cấp mới 28 giấy, cấp lại 18 giấy và gia hạn. So với năm 2011 thì giảm xuống 30% số lượng mỏ được cấp.
Có thể nói, mặc dù tình trạng khai thác khoáng sản luôn diễn ra một cách phức tạp, nhưng với những cố gắng của các cấp các ngành, cũng như sự phối hợp chặt chẽ từ các phòng ban chuyên môn đến cấp cơ sở luôn thể hiện tính thống nhất. Đạt được điều đó thì không riêng gì ở tỉnh Thanh Hóa mà ở các tỉnh thành khác trong cả nước thì vấn đề khai thác khoáng sản trái phép sẽ giảm đi nhiều.
“Tôi mong rằng, trong năm 2013, với công tác quản lý, thanh tra, sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, thì tôi tin rằng tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn Thanh Hóa sẽ đi vào một quy trình cụ thể hơn. Không con tình trạng khai thác khoáng sản trái phép như những năm qua”.- Ông Ảnh cho biết thêm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.