Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Số phận chung của hai mỏ vàng "khủng" nhất Việt Nam
(18:35:21 PM 12/10/2014)
Đường hầm khai thác vàng ở Bồng Miêu.
Cánh đồng vàng Bồng Miêu
Nằm cách thị xã Tam Kỳ 35km, mỏ vàng Bồng Miêu (được người Chăm gọi là Cánh đồng Vàng) lọt thỏm trong điệp trùng núi non hùng vĩ. Gần 1.000 năm nay, nhiều thế hệ người Chăm, người Việt và cả người Pháp đã đến đây tìm vàng.
Thế kỷ XIV được coi là thời thịnh vượng của công cuộc khai thác vàng tại Bồng Miêu. Quá trình khai thác tiếp tục duy trì đến thế kỷ XV và trở nên hưng thịnh dưới triều đại nhà Nguyễn... Tuy vậy, để cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ danh tiếng “vàng Bồng Miêu” phải nói đến những năm tháng “bòn vàng” của người Pháp tại mỏ vàng này. Đó là thời điểm 1890 đến năm 1895 khi người Pháp “hạ quyết tâm” chiếm lĩnh và tổ chức mở đường Tam Kỳ - Bồng Miêu, đồng thời thành lập hẳn một công ty chuyên khai thác vàng với tên gọi Công ty Vàng Bồng Miêu.
Không những thế, người Pháp còn đưa cả công nghệ khai thác vàng hiện đại và xây dựng những nhà Thùng kiên cố để tuyển vàng. Tính đến năm 1939, người Pháp đã “bòn” ở mỏ vàng Bồng Miêu 2.283 kg vàng.
Kết thúc chiến tranh, mỏ vàng Bồng miêu hoang tàn, đổ nát do bom đạn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mỏ vàng Bồng Miêu tiếp tục bị người dân khai thác trái phép. Đỉnh điểm của cuộc chiến "truy sát" vàng này là vào thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Theo người dân trong vùng, mỗi ngày có hàng trăm người từ khắp nơi trong cả nước đổ về vùng núi Bồng Miêu để khai thác vàng. Họ mang theo những vật dụng đào đãi thủ công, khoét sâu vào lòng núi Kẽm, bóc tách từng lớp đá, từng thỏi quặng rồi mang lên miệng hầm, dùng hóa chất để tìm vàng. Ngay tại con suối nhỏ chảy qua thôn Bồng Miêu (thuộc xã Tam lãnh bây giờ), hàng trăm người với nhiều vật dụng khác nhau đã móc cát, đất dưới suối để đãi vàng.
Ngày 6/4/2006, Công ty Khai thác Vàng Bồng Miêu (liên doanh giữa Công ty Olympus Pacific Minerals Inc... (đăng ký hoạt động tại Canada), Công ty phát triển khoáng sản (Bộ Công nghiệp) và Công ty cổ phần công nghiệp khoáng sản Quảng Nam đã chính thức đi vào hoạt động sau gần 15 năm thăm dò và chuẩn bị. Tổng vốn đầu tư của công ty này là 40 triệu USD, phía nước ngoài chiếm 85%.
Phước Sơn - “ mỏ vàng tốt nhất châu Á”
Toàn cảnh khu khai thác vàng Phước Sơn.
Năm 1993, đoàn địa chất của Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ đánh giá Phước Sơn là nơi có trữ lượng vàng rất cao, Quảng Nam là nơi chứa trữ lượng vàng nhiều nhất nước. Dự báo địa chất thăm dò tại xã Phước Thành là trên 14 tấn, Phước Kim 7 tấn, Phước Hiệp 9 tấn. Riêng tại Phước Đức, nơi mỏ Công ty vàng Phước Sơn đang khai thác, trữ lượng vàng không được tiết lộ nhưng được đánh giá là một trong những mỏ vàng tốt nhất châu Á. Ngoài ra 13 vị trí khác phân bố rải rác tại Quảng Nam đều có trữ lượng vàng khá cao, phân bố trên 10.000km2. Trước đó, năm 1980 Viện Địa chất khoáng sản VN đã thăm dò, đánh giá trữ lượng dự báo hơn 35 tấn. Cũng theo tài liệu này, tại mỏ vàng Bồng Miêu có hàm lượng 3-5 gam vàng/tấn quặng nhưng tại Phước Sơn có đến 13 gam vàng/tấn quặng.
Năm 1997, Tập đoàn Besra Việt Nam được cấp phép khai thác mỏ vàng Bồng Miêu, đến năm 1999, tiếp tục được khai thác mỏ vàng Phước Sơn. Thời điểm đó, chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam kỳ vọng rất lớn vào sự đầu tư quy mô, công nghệ khai thác mỏ hiện đại của Besra sẽ góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm ổn định cho người lao động.
Sự kỳ vọng được nhân lên khi năm 2005, kết quả thăm dò cho thấy trữ lượng vàng ở mỏ Bồng Miêu khoảng 12.388 kg. Tại huyện Phước Sơn, mỏ vàng Phước Thành trữ lượng đạt 11.602 kg, mỏ Đăk Sa (xã Phước Đức) có trữ lượng 7.210 kg. Thực tế, con số 6,9 tấn vàng mà Tập đoàn Besra khai thác được khiến ai nghe cũng choáng ngợp. Theo tính toán của giới kinh doanh, tính giá vàng thời điểm thấp nhất là 30 triệu đồng/lượng thì 6,9 tấn vàng có giá trị trên 5.000 tỉ đồng.
Tuy thế, 2 công ty vàng chỉ thực hiện đóng các khoản thuế tương đối đầy đủ đến cuối năm 2011, từ năm 2012 bắt đầu nợ thuế. Cục Thuế tỉnh Quảng Nam liên tục hối thúc, thậm chí dùng biện pháp cưỡng chế nhưng 2 công ty vàng vẫn chây ì. Trước khi bị cưỡng chế, tháng 12/2013, Công ty Vàng Phước Sơn cũng đã gây ra vụ lùm xùm vì không chịu trả nợ cho người dân, doanh nghiệp, bị các chủ nợ kéo đến nhà máy đập phá đòi nợ. Nhiều người đã khởi kiện ra tòa, thậm chí đến cuộc họp báo để đòi nợ nhưng chỉ nhận được những lời “xúc phạm” từ chính ông chủ tập đoàn này.
Cùng trốn thuế và có nguy cơ bị đóng cửa
Tập đoàn Besra khai thác được hàng tấn vàng nhưng không chịu nộp thuế.
Tập đoàn Besra sở hữu 2 công ty khai thác vàng nhưng lại có mức nộp thuế khác nhau. Một câu hỏi đặt ra là có hay không việc mỏ vàng này chuyển vàng sang mỏ kia để trốn thuế?
Mỏ vàng Phước Sơn đang chịu mức thuế tài nguyên là 15%/giá trị sản phẩm khai thác và thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 40% lợi nhuận thu được. Còn mỏ vàng Bồng Miêu do giấy phép được ký vào thời điểm cách đây 16 năm nên được ưu đãi, thuế tài nguyên chỉ ở mức 3% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 18%.
Theo tài liệu Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cung cấp, tháng 11/2013, mỏ vàng Phước Sơn đã chuyển vàng cho mỏ vàng Bồng Miêu. Sự việc chỉ được phát hiện khi Nhà máy Vàng Bồng Miêu đang dừng khai thác để sửa chữa nhưng liên tục xuất hóa đơn bán hàng cho các cửa hàng, doanh nghiệp vàng trong nước với doanh thu lên đến hơn 188 tỉ đồng.
Sau khi Cục Thuế tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Vàng Bồng Miêu chứng minh nguồn gốc thì phát hiện số vàng trên được Công ty Vàng Phước Sơn chuyển cho Bồng Miêu bằng một “hợp đồng cho vay” nhưng không nêu cụ thể số lượng. Điều đáng nói, hoạt động cho vay vàng này không được Công ty Vàng Phước Sơn xuất hóa đơn cho cơ quan thuế như quy định.
Không những thế, theo ông Ngô Bốn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, việc thu thuế đối với 2 doanh nghiệp trên rất khó khăn. Điển hình, tháng 3/2014, sau khi cưỡng chế thuế qua tài khoản ngân hàng, cơ quan thuế chỉ thu được hơn 100 triệu đồng vì tiền đã bị rút hết. Tháng 4/2014, khi áp dụng biện pháp vô hiệu hóa hóa đơn đồng nghĩa doanh nghiệp không được xuất hóa đơn để bán vàng, thế nhưng vàng vẫn được xuất bán qua cửa hải quan sân bay Đà nẵng hơn 61 tỉ đồng. Mặc dù cưỡng chế từ tháng 4 nhưng đến ngày 15/7, cơ quan thuế mới “bịt” được việc xuất bán vàng này.
Ông Lương Đình Đường, Cục phó Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, còn cho biết hiện chưa có cơ quan nào thống kê số nợ của Tập đoàn Besra nhưng số tiền nợ không hề nhỏ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài 297,4 tỉ đồng nợ thuế, tập đoàn này còn nợ hơn 8,3 tỉ đồng tiền BHXH, 1 tỉ đồng tiền phí Công đoàn, nợ Công ty Quảng An khoảng 18 tỉ đồng, nợ Công ty Tân Nhật Minh 7,2 tỉ đồng, nợ Công ty Xăng dầu Trường Xuân hơn 6,6 tỉ đồng… “Hiện có đến 9 doanh nghiệp gửi đơn cầu cứu đến Cục Thuế tỉnh Quảng Nam yêu cầu can thiệp đòi nợ” - ông Đường cho biết
Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, từ năm 2008 - 2012, Công ty Vàng Bồng Miêu và Công ty Vàng Phước Sơn của Tập đoàn Besra Việt Nam khai thác được hơn 4,430 tấn vàng, nộp ngân sách hơn 650 tỷ đồng. Nếu trừ khoản hoàn thuế VAT 105 tỷ đồng, cộng với khoản thuế đã nộp 650 tỷ đồng thì đến nay, Besra còn nợ thuế 278 tỷ đồng. Việc nợ thuế kéo dài buộc Cục Thuế Quảng Nam 11 lần ra quyết định xử phạt nộp chậm thuế. Trước đây, mỗi lần cơ quan thuế cưỡng chế, phong tỏa tài khoản ngân hàng, vô hiệu hóa giá trị hóa đơn là cả 2 công ty đều thông báo tạm ngưng hoạt động và kêu cứu khắp nơi.
Hiện tại, mỏ vàng Bồng Miêu, một trong hai mỏ vàng của Besra Việt Nam tái hoạt động trở lại từ 30/9 sau khi bị tạm ngừng hoạt động kể từ tháng 7/2014 liên quan đến khoản nợ thuế gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho rằng: Nếu không sớm đóng cửa hai nhà máy này thì tài nguyên của Việt Nam sẽ còn chảy mất nhiều.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.