»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:29:05 PM (GMT+7)

Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit

(18:38:27 PM 22/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit đến năm 2020, có xét đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy[-]hoạch[-]khai[-]thác,[-]chế[-]biến[-]và[-]sử[-]dụng[-]quặng[-]apatit

Ảnh minh họa


Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là thăm dò, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quặng apatit. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, lựa chọn công nghệ phù hợp tuyển quặng loại II và quặng loại IV.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng sản lượng sản phẩm apatit các loại (quặng nguyên khai và quặng tuyển) bình quân khoảng 9 - 10%/năm giai đoạn đến năm 2020 và duy trì sản lượng ổn định ở các năm tiếp theo, đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất trong nước.

Đầu tư xuống sâu, nâng công suất khai thác

Về quy hoạch khai thác, duy trì sản xuất các mỏ/khai trường hiện đang hoạt động; cải tạo mở rộng mỏ/khai trường theo hướng đầu tư xuống sâu, nâng công suất khai thác, khai thác chọn lọc, phân loại quặng đáp ứng nhu cầu quặng cho sản xuất trực tiếp và cho các nhà máy tuyển quặng.

Sản lượng quặng apatit nguyên khai đến năm 2015 khoảng 8 triệu tấn/năm (trong đó: loại I: 900 nghìn tấn, loại III: khoảng 6 triệu tấn, loại II: khoảng 1,1 triệu tấn); đến năm 2020 khoảng 11 triệu tấn/năm (trong đó: loại I: 900 nghìn tấn, loại III: 6,9 triệu tấn, loại II: 3,2 triệu tấn).

Trong giai đoạn Quy hoạch 2021 - 2030, các khai trường khai thác bằng phương pháp lộ thiên với công nghệ khai thác bằng khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển bằng ô tô. Khai thác hiệu quả trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật hiện có; tiếp tục đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng, hiện đại và đồng bộ phù hợp với điều kiện mỏ, địa chất khu vực khai trường, nhằm nâng cao chất lượng quặng, khai thác tận thu tối đa quặng apatit, đặc biệt là quặng nghèo; nghiên cứu ứng dụng thiết bị băng tải, trục tải để vận chuyển quặng khi khai thác xuống sâu các khai trường.

Cùng với đó, nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp để khai thác chọn lọc thu hồi quặng loại II và loại IV.

Mở rộng, xây mới các nhà máy tuyển nổi

Về quy hoạch chế biến quặng apatit, giai đoạn đến năm 2020, duy trì công suất của các Nhà máy tuyển Cam Đường 120 nghìn tấn/năm, Nhà máy tuyển Tằng Loỏng 900 nghìn tấn/năm.

Dự kiến đầu tư mở rộng và xây dựng mới các nhà máy tuyển nổi, chất lượng quặng tinh sau tuyển đáp ứng nhu cầu cho sản xuất phân bón và hóa chất. Cụ thể, mở rộng Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 1 giai đoạn II nâng công suất lên 700 nghìn tấn/năm theo hình thức liên kết giữa Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam với các doanh nghiệp ngoài Công ty/hoặc đầu tư mới Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 2 với công suất khoảng 300 - 350 nghìn tấn/năm trong trường hợp không liên kết đầu tư mở rộng Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 1.

Bên cạnh đó, xây dựng mới Nhà máy tuyển quặng loại III Làng Phúng, công suất 250 nghìn tấn/năm; xây dựng mới Nhà máy tuyển quặng loại II Đông Hồ, công suất 800 nghìn tấn/năm, vị trí xây dựng dự kiến tại Khe Cái, Làng Tác xã Cam Đường, thành phố Lào Cai.

(Theo Chinhphu)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI