Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Quảng Nam: Phá rừng như... trẩy hội
(10:52:16 AM 01/02/2012)Kiểm lâm đã bắt, xử lý 80 vụ mua bán, vận chuyển gỗ trái phép, thu trên 100m3… Tuy nhiên, đấy chỉ là phần nổi của thực trạng phá rừng ở địa phương được đánh giá là còn giàu rừng nhất nước này.
Gỗ lậu đi chính ngạch
Sáng 30.1, ngày đầu tiên làm việc trở lại sau kỳ nghỉ tết dài, song công sở tại các huyện miền núi Đông Giang, Nam Giang đều thưa vắng người làm việc. Bởi vậy, trên đường Hồ Chí Minh (HCM) và các đường nhánh nối với QL1A như ĐT 604, QL14B vẫn nhan nhản cánh lâm tặc đèo gỗ ngang nhiên chạy giữa đường. Hơn 10 giờ trưa, tại Dốc Kiền - địa phận giáp ranh tỉnh Quảng Nam với TP.Đà Nẵng - gỗ vẫn còn lao xuống dốc, tập hợp để giấu trên những chuyến xe khách giả dạng, trên xe chở gỗ rừng trồng (gỗ keo), xuôi về phố. Trên suốt tuyến đường ĐT 604 gần 100km nối huyện Đông Giang (Quảng Nam) và Đà Nẵng, không thể kể hết số lượng xe máy nối đuôi nhau chở gỗ phách, cưa thành từng đoạn ngắn. Gỗ đã được xẻ phách, cưa ngắn, giấu không mấy kín đáo trong những bao tải, thùng giấy, rọ ngụy trang lá chè... Thậm chí, nhiều xe ngang nhiên chở cả đoạn gỗ dài không cần che giấu, chạy chiếm hết cả con đường hẹp giữa thanh thiên bạch nhật. Về chiều, gỗ trong rừng bắt đầu tuôn ra đường HCM ngày càng nhiều hơn. Xe máy chở gỗ phóng náo động cả khu rừng.
Ngay giữa thị trấn Thạnh Mỹ, thanh niên cũng tụ tập từng tốp, chở gỗ rồi tập kết ngay bên đường, gần kề các cơ quan công quyền huyện lỵ Nam Giang. Thấy tôi chụp ảnh, đám thanh niên quẳng gỗ, bỏ xe chạy dáo dác. Zơ Râm Đớt cho biết: “Bọn em chỉ là những người chở thuê từ rừng ra. Tiền lấy ngay tại rừng theo từng chuyến. Nếu bị bắt, cùng lắm bị thu gỗ, phạt hành chính, còn trót lọt thì cũng được vài triệu đồng mỗi ngày”.
Dù ngụy trang sơ sài, xe gỗ này vẫn vượt cả 3 trạm kiểm lâm Tà Lơi, Thạnh Mỹ và Đại Sơn (ảnh chụp ngày 30.1). Ảnh: Thanh Hải |
Kiểm lâm còn say tết
Tôi mang những hình ảnh, thông tin vận chuyển gỗ lậu vào Hạt Kiểm lâm huyện Nam Giang để tìm câu trả lời. Tuy nhiên, đập cửa gọi, hạt trưởng vẫn còn “say giấc nồng”. Hạt phó Nguyễn Văn Vân dụi mắt, chẳng đặng đừng ra tiếp tôi. Nhưng ông Vân cho biết chỉ phụ trách mảng trồng rừng nên không rõ lắm việc phá rừng, chuyển gỗ lậu. Tuy vậy, theo ông Vân, hạt vừa mới báo cáo (qua điện thoại) cho lãnh đạo UBND huyện trong cuộc họp giao ban sáng 30.1. Theo đó cho biết đã thực hiện nghiêm túc việc phân công trực tết với quân số 40 người. Tham gia đợt cao điểm truy quét lâm tặc, bảo vệ rừng, kết quả bắt 3 vụ khai thác, vận chuyển gỗ lậu, tịch thu gần 9m3. Theo ông Vân, lâm tặc chủ yếu là người ngoại tỉnh, ở lại trong rừng 24/24 giờ, qua tết. Dù liên tục đẩy đuổi nhưng vẫn không hết được.
Báo cáo với chính quyền tại cuộc gặp mặt đầu năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, trong vòng 20 ngày trước và trong tết đã phát hiện 80 vụ vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản, thu giữ hơn 100m3 gỗ và nhiều vật dụng phá rừng. Những vụ truy bắt, tịch thu gỗ như báo cáo trên chỉ là phần nhỏ trong thực trạng phá rừng ở Quảng Nam hiện nay. Được biết, đợt cao điểm truy quét lâm tặc, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm Quảng Nam thực hiện từ 9.1 đến 31.3.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.