»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:55:43 AM (GMT+7)

Phú Yên tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

(12:54:00 PM 18/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Để tăng cường công tác quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản, UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các ngành liên quan và chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tài nguyên khoáng sản; chấn chỉnh việc cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo, phục hồi môi trường, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư khai thác khoáng sản sử dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản - Ảnh minh họa: TL

 

Tỉnh nghiêm cấm những hoạt động thăm dò, khai thác trái phép khoáng sản và xuất khẩu khoáng sản thô chưa qua chế biến; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã trong việc giám sát hoạt động khai thác khoáng sản.

Tỉnh Phú Yên đã thành lập Quỹ bảo vệ môi trường nhằm quản lý việc thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Tỉnh còn khoanh vùng 158.300 hecta thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, nhằm chấn chỉnh việc khai thác khoáng sản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Các khu vực được khoanh vùng là những nơi có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…

Đến nay, tỉnh Phú Yên đã cơ bản ngăn chặn tình trạng lén lút khai thác khoáng sản; xóa các điểm khai thác vàng sa khoáng trái phép tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa và Sông Hinh. Trong 2 năm gần đây, tỉnh chỉ cấp 30 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Với việc khai thác tại những mỏ khoáng sản như diatomit, đá ốp lát, nước khoáng, vật liệu xây dựng thông thường, có trữ lượng lớn và giá trị thương mại cao, tỉnh thực hiện quy chế đấu giá quyền khai thác. Đối với 161 điểm mỏ trữ lượng nhỏ, tỉnh Phú Yên phê duyệt không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Phú Yên đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành một số ngành công nghiệp khai khoáng có thế mạnh, trong đó xây dựng nhà máy sản xuất bột trợ lọc từ diatomit công suất từ 5.000 tấn/năm đến 10.000 tấn/năm để thay thế hàng nhập khẩu, tiến đến xuất khẩu; sản xuất các sản phẩm xử lý môi trường cho nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, ngoài việc tiếp tục duy trì khai thác tại điểm nước khoáng Phú Sen (huyện Phú Hòa) với công suất từ 10 triệu lít đến 20 triệu lít/năm, tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện dự án đa mục tiêu theo hướng xây dựng thêm một nhà máy sản xuất nước khoáng công suất 15 triệu lít đến 20 triệu lít/năm gắn với đầu tư các điểm tắm nước nóng, du lịch, nghỉ dưỡng...

Thế Lập
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Yên tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI