»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:07:40 AM (GMT+7)

Phú Yên: Vùng núi Sơn Hòa xới tung vì khai thác đá

(14:06:25 PM 25/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Tại huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, tình trạng khai thác đá granit, đá bazan trái phép xảy ra từ lâu nhưng chưa bị xử lý kiên quyết.

Khai thác đá trái phép ở Phú Yên. (Nguồn: Báo Kinh tế nông thôn)



Ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Suối Bạc và Sơn Hà, gần chục hécta đất rẫy đang bị xới tung để khai thác đá bazan với hàng trăm khối đá chất chồng chờ chở đi tiêu thụ. Ở cuối bãi đá, hàng chục người dân hì hục đục từng viên đá chẻ. Họ dựng lều, nấu ăn tại chỗ và khai thác đá công khai. 

Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Hòa, Nguyễn Ngọc Tiên cho biết vùng khai thác đá trên chưa được cấp phép khai thác cho bất cứ đơn vị, cá nhân nào. Trên địa bàn huyện Sơn Hòa có 6 doanh nghiệp tư nhân được Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cấp phép khai thác đá. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng giấy phép để khai thác trái phép. 

Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Granida Phú Yên được cấp phép khai thác mỏ đá Sơn Xuân trên diện tích 0,68ha. Nhưng doanh nghiệp lại lén lút khai thác một khu vực khác trên diện tích 17,6ha và đã bị phát hiện, đình chỉ. Tương tự, Công ty cổ phần khoáng sản Việt Nhật được cấp giấy phép khai thác đá đen trên diện tích 11,5ha tại Bầu Thỏ thuộc thôn Ngân Điền (xã Sơn Hà) trong vòng 7 năm để chế biến các loại đá thành phẩm với sản lượng mỗi năm 90.000m3 thành phẩm. Tuy nhiên, quan sát tại hiện trường cho thấy chỉ có khoảng chục công nhân đang chẻ đá thủ công. 

Trong khi đó, dự án xây dựng nhà máy chế biến đến nay công ty này vẫn chưa thực hiện và liên tục vi phạm chở đá thô nguyên khai tiêu thụ ở ngoài tỉnh. 

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Hòa, Phạm Đình Phụng: “Từ ngày được cấp phép, công ty này không đầu tư gì, chỉ khai thác đá cuội và hoạt động theo kiểu ăn xổi.” 

Tình trạng khai thác đá trái phép, nhất là đá bazan trên địa bàn có chiều hướng gia tăng và đang trở thành điểm nóng. Có một thực tế là hiện nay nông dân đang cần đất để trồng mía nên phải khai thác đá cuội trong ruộng để san ủi, cải tạo đất. Chính vì thế nên nhiều doanh nghiệp đã lén lút mua đá để tiêu thụ trái phép. 

Ông Phạm Đình Phụng cho biết huyện đã thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo chính quyền cơ sở thường xuyên giám sát các doanh nghiệp đang hoạt động, xác minh rõ nguồn đá được doanh nghiệp khai thác. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào vi phạm sẽ kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh thu hồi giấy phép.

Huyện cũng đã kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường trước khi cấp phép phải đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, tránh tình trạng được cấp phép rồi khai thác thô theo kiểu ăn xổi mà không đầu tư công nghệ để nâng cao giá trị của loại khoáng sản này.

(Nguồn: Thế Lập / TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Yên: Vùng núi Sơn Hòa xới tung vì khai thác đá

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI