»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:13:27 PM (GMT+7)

Phú Yên: Dân lo sợ lũ bùn

(15:26:37 PM 27/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Mỏ quặng sắt Phong Hanh do Công ty TNHH luyện kim Sơn Giang, Phú Yên (100% vốn Trung Quốc) khai thác nằm trên núi cao, hai hồ chứa bùn đất và nước rửa quặng đặt ở lưng chừng núi, cách mặt đê được đắp bằng đất đá chưa đến nửa mét, “treo” trên đầu khu dân cư thôn Phong Thăng, xã An Định (huyện Tuy An).

 

Công ty nói đây là hồ chứa nước nhưng thực tế chứa gần đầy bùn. Hồ chứa này bị phát hiện xây dựng ngoài phạm vi cho phép - Ảnh: DUY THANH
 
 
Ông Nguyễn Xuân Khiêm, trưởng Phòng Tài nguyên - môi trường huyện Tuy An, cho biết hồ thứ nhất có sức chứa khoảng 30.000m3, còn hồ chứa thứ hai - được công ty cho là nơi lắng lọc để thu hồi nước nhưng thực tế cũng chứa đầy bùn - có diện tích khoảng 1.000m2. Cuối tháng 8-2011, lực lượng chức năng của Sở Tài nguyên - môi trường Phú Yên phát hiện hồ chứa thứ hai này được xây dựng ngoài phạm vi khu đất mà mỏ này được phép sử dụng.
 
 
Có nhà ở nằm phía dưới hai “túi” chứa bùn khổng lồ này, không ngày nào ông Trương Văn Phượng (38 tuổi, thôn Phong Thăng, xã An Định) không lo lắng. “Nắng thì khổ sở vì bụi đỏ bay mù mịt, bám đầy nhà cửa. Mưa thì nước không chỗ thoát, ngập đường sá, nhà cửa. Nhưng sợ nhất là các hồ chứa bùn, nếu có mưa lớn dài ngày gây bứt đê thì đất đai, nhà cửa chúng tôi chìm ngập trong lũ bùn!”. Ông Phan Văn Ba - chủ tịch UBND xã An Định - bức xúc: “Hồ chứa bùn mà bể thì cả sông Đồng Tranh bị lấp, khi đó nước tưới cho các cánh đồng cũng tắc luôn”.
 
 
Theo ông Khiêm, Công ty Sơn Giang nhiều lần không thực hiện quy định của tỉnh Phú Yên. “Từ cuối tháng 7-2011, UBND tỉnh Phú Yên đã yêu cầu công ty này không tiếp tục xả chất thải vào các hồ thuộc hệ thống xử lý nằm ở phía đông khu vực mỏ, nhưng cuối tháng 8-2011 đoàn công tác của Sở Tài nguyên - môi trường phát hiện công ty này không thực hiện, nên yêu cầu mỗi ngày phải vận chuyển 1.500m3 bùn đất từ hồ chứa đến đổ ở các khu đất sẽ hoàn thổ” - ông Khiêm cho biết. Tuy nhiên, đến ngày 25-9 vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy bùn đất từ các hồ chứa này được rút bớt để chở đi nơi khác.
 
 
Liên tiếp bị phạt
 
 
Cuối tháng 7-2011, UBND tỉnh Phú Yên đã phạt Công ty Sơn Giang 130 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mới đây, thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường Phú Yên phạt tiếp công ty này 13 triệu đồng vì khai thác khoáng sản ngoài khu vực cho phép. “Công ty này có nhiều hành vi sai phạm, nếu phạt thì cả vài trăm triệu đồng. Chúng tôi đã tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Tuy An thành lập một tổ công tác liên ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện khắc phục vi phạm về tài nguyên môi trường ở mỏ sắt Phong Hanh”- bà Nguyễn Thị Hà - chánh thanh tra Sở TTài nguyên - môi trường Phú Yên - nói.
 
 
DUY THANH (Tuổi trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Yên: Dân lo sợ lũ bùn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI