»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:34:05 AM (GMT+7)

Phó tổng giám đốc Vinacomin: "Dừng dự án bô xít Tây Nguyên là không khả thi”

(20:00:20 PM 24/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Tập đoàn Than và Khoán sản Việt Nam khẳng định hai nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ gần hoàn thiện, không có lý do để ngừng lại và cũng không bị ảnh hưởng bởi việc dừng xây cảng vận chuyển Kê Gà.

Chiều 24/2, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Văn Chiều trả lời báo chí về việc tạm dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà tại Bình Thuận cũng như hiệu quả của các dự án bô xít Tây Nguyên.

 

Trước đó đã có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của dự án cảng Kê Gà, vì sao đến thời điểm này, Vinacomin mới đề nghị tạm dừng đầu tư ?

 

- Dự án đầu tư xây dựng cảng Kê Gà được lập với quy mô công suất năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn mỗi năm; năm 2020 đạt 17,5 triệu tấn và đến năm 2030 đạt 37 triệu tấn. Nay mới có 2 dự án thử nghiệm được đầu tư xây dựng theo quy hoạch là Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (ĐăkNông) với công suất 1,3 triệu tấn. Các dự án sản xuất Hydroxit nhôm, alumin, điện phân nhôm khác đều không được đầu tư theo đúng tiến độ dự kiến trong quy hoạch, một phần do kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu tiêu thụ, giá khoáng sản giảm thấp, mặt khác do các vấn đề phức tạp về công nghệ, kỹ thuật, môi trường nên Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch bô xít cho phù hợp.

 

Dự án Kê Gà được lập trong bối cảnh không có cảng nào phục vụ cho việc xuất nhập hàng hóa tại khu vực Bình Thuận. Còn nay, Bình Thuận có cảng Vĩnh Tân và đang chuẩn bị lập dự án xây dựng cảng trung chuyển than cho khu vực phía Nam thì việc dừng Kê Gà phù hợp với quy hoạch. Đến năm 2020 lượng hàng hóa thông qua cảng Kê Gà chỉ khoảng 2,5 triệu tấn mỗi năm, thấp hơn rất nhiều so với thiết kế được phê duyệt. Với lượng hàng hạn chế như vậy, việc sử dụng các cảng hiện có hiệu quả hơn so với đầu tư xây dựng cảng mới. Đây là nguyên nhân dẫn đến đề xuất tạm dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà của Vinacomin và Thủ tướng đã đồng ý.

 

Cảng Kê Gà được lập ra với mục tiêu phục vụ vận chuyển cho dự án bô xít Tây Nguyên, nay dừng lại sẽ ảnh hưởng thế nào?

 

- Việc dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến 2 dự án bô xít- alumin đã và đang đầu tư. Bởi trong giai đoạn đầu, khối lượng sản phẩm cần thông qua cảng của 2 dự án này còn thấp nên Vinacomin thực hiện phương án thuê cảng tại khu vực Thị Vải- Cái Mép (cảng Gò Dầu, cảng Phú Mỹ…).

 

Về lâu dài, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Vinacomin đang phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu lựa chọn quy mô và địa điểm xây dựng cảng phù hợp với quy hoạch phát triển bô xít - nhôm, Quy hoạch ti tan và kinh tế khu vực.

 

Nhiều[-]dự[-]án[-]phải[-]nhường[-]chỗ[-]cho[-]cảng[-]Kê[-]Gà.[-]Ảnh:[-]Thiennhan

Nhiều dự án phải nhường chỗ cho cảng Kê Gà. Ảnh: Thiennhan

 

Để xây dựng cảng Kê Gà, 12 dự án resort đã ngưng để nhường đất, mức tổng thiệt hại lên tới 1.000 tỷ đồng. Ý kiến Vinacomin thế nào khi các nhà đầu tư muốn đến bù thỏa đáng?

 

- Giai đoạn 1 của dự án có liên quan tới 4 doanh nghiệp du lịch, giai đoạn 2 liên quan đến 43 hộ dân và 8 doanh nghiệp. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn 1, Vinacomin đã phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận tiến hành kiểm đếm xong 43/43 hộ dân và 11/12 doanh nghiệp du lịch đồng thời tiến hành tổ chức đền bù giai đoạn 1 cho 4 doanh nghiệp du lịch với giá trị đền bù giải phóng mặt bằng được UBND huyện Hàm Thuận Nam phê duyệt là 4,63 tỷ đồng.

 

Chúng tôi đã chuyển 4 tỷ đồng cho địa phương, đến nay mới có 1 doanh nghiệp du lịch đã nhận tiền và bàn giao đất. Vinacomin sẽ tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận trong việc lập phương án xử lý khối lượng công việc còn lại để báo cáo Thủ tướng. Chúng tôi cho rằng, việc dừng cảng Kê Gà sẽ có tác động tích cực hơn cho doanh nghiệp du lịch và người dân vùng dự án. Các doanh nghiệp du lịch sẽ lại tiếp tục được thực hiện dự án du lịch của mình.

 

Một số ý kiến lo ngại, dự án Tân Rai- Lâm Đồng đi vào vận hành thì không có hiệu quả kinh tế, tạo thêm gánh nặng cho Vinacomin. Ông nghĩ sao?

 

- Khi lập dự án thử nghiệm bô xít Tân Rai- Lâm Đồng là có hiệu quả kinh tế. Nay, dự án đã hoàn thành đầu tư và cuối tháng 12 đã có sản phẩm đầu tiên. Hiệu quả kinh tế của dự án chưa đạt mục tiêu là do vốn đầu tư, chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng, trượt giá và giá alumin tại thời điểm hiện nay do khủng hoảng kinh tế đã giảm xuống dưới 340 USD/tấn. Kết quả tính toán trên là áp dụng theo mặt bằng giá hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng và giá các mặt hàng khoáng sản nói chung trên thế giới đều giảm. Trước mắt Vinacomin sẽ đề xuất với Chính phủ một số cơ chế chính sách trong giai đoạn đầu của dự án để tăng tính hiệu quả.

 

Còn xét về lâu dài, do xu thế kinh tế thế giới đang phục hồi, chúng tôi tin chắc rằng ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ tăng trở lại và việc giá alumin sẽ gia tăng là hiện thực. Theo dự báo của các chuyên gia phân tích thuộc Citigroup Inc, Morgan Stanley và Societe General SA, giá alumin trên thị trường thế giới giai đoạn 2010-2020 dự báo dao động trong khoảng 300 USD đến 640 USD/tấn, trung bình 450 USD/tấn.

 

Chủ[-]đầu[-]tư[-]các[-]dự[-]án[-]yêu[-]cầu[-]bồi[-]thường.[-]Ảnh:[-]Thiennhan

Chủ đầu tư các dự án yêu cầu bồi thường. Ảnh: Thiennhan

 

Sẽ không công bằng nếu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án chỉ căn cứ vào hiệu quả kinh tế đơn thuần của dự án đối với chủ đầu tư mà không tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội lan tỏa, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng đối với địa phương và khu vực Tây Nguyên. Dự án sẽ thu hút khoảng 1.500 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như hạ tầng kỹ thuật, văn hóa xã hội cho địa phương và khu vực.

 

Giới chuyên gia cho rằng, với rủi ro lớn về hiệu quả kinh tế thì chỉ nên thí điểm dự án Tân Rai (đã hoàn thành đầu tư), còn dự án Nhân Cơ nên dừng lại. Vinacomin cân nhắc điều này thế nào?

 

- Việc quyết định đầu tư Dự án Nhân Cơ cũng như Tân Rai là căn cứ vào tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế có tính đến mức độ rủi ro. Vinacomin quyết định đầu tư dự án Nhân Cơ tại tỉnh Đăk Nông đã tuân thủ đầy đủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; tại thời điểm phê duyệt dự án điều chỉnh (tháng 2/2010), dự án đạt hiệu quả kinh tế.

 

Nhà máy Alumin Nhân Cơ được khởi công ngày 28/2/2010. Đến nay triển khai thực hiện 72/73 hạng mục, toàn bộ thiết bị chủ yếu đã tập kết đến chân công trình, nhà thầu đang tiến hành lắp đặt thiết bị, khối lượng hoàn thành đạt khoảng 51%. Dự kiến nhà máy có sản phẩm vào giữa năm 2014, vì vậy, việc dừng dự án Nhân Cơ trong bối cảnh hiện nay là không thực tế. Cũng như các dự án đầu tư khác, hiệu quả dự án đã lập phụ thuộc chủ yếu vào biến động của giá thành và đặc biệt là giá bán trong tương lai. Chúng tôi đang rà soát, cập nhật và tính toán lại tổng mức đầu tư, kiểm tra lại hiệu quả kinh tế thuần túy cũng như hiệu quả kinh tế-xã hội tổng hợp của dự án.

 

Ông Doãn Mạnh Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHKT và Kinh tế Biển TP HCM đánh giá, việc định vị cảng Kê Gà làm nơi vận chuyển sản phẩm bô xít là vội vã. Theo ông Dũng, việc xây dựng cảng phải ưu tiên nơi có lợi thế về tự nhiên. Tại vị trí Kê Gà hoàn toàn không có yếu tố tự nhiên nên chi phí rất lớn. Ở miền Trung, các vịnh sâu và kín sóng gió phải là các vịnh có cửa vịnh quay về hướng nam và không có dòng sông lớn đổ vào vịnh. Tại mũi Kê Gà hoàn toàn không có những yếu tố trên nên buộc phải làm các đê chắn cát và sóng nhân tạo. Vùng bờ biển Kê Gà có đường bờ theo hướng từ Đông bắc xuống Tây nam nên không chỉ hứng gió Đông bắc mà còn hứng cả gió Tây nam. Chính yếu tố này gây rất nhiều khó khăn hơn khi xây dựng cảng tại mũi Kê Gà.

 

"Tốc độ dòng chảy tại mũi Kê Gà gây nguy hiểm khi điều động quay trở con tàu dù xuôi hay ngược nước. Chỉ có những người thiếu thực tế thì không quan đến những yếu tố này", ông Dũng nói.

 

Theo ông Dũng, nên dừng dự án bô xít Tây Nguyên để tránh ô nhiễm và tăng thêm tổn thất kinh tế. Nếu Chính phủ quyết tâm duy trì xây dựng cản phục vụ cho dự án bô xít Tây Nguyên thì cần nghiên cứu phương án vận chuyển ô- xít nhôm bằng đường ống và cảng chuyên dụng cho việc xuất khẩu. "Việc vận chuyển thành phẩm bằng đường ống sẽ giảm áp lực giao thông bộ, cầu và hoàn toàn có thể tự động hóa", ông Dũng nói. Tuy nhiên, theo ông Dũng, vấn đề khó khăn nhất là xử lý bùn đỏ trên Tây Nguyên cần có giải pháp rõ ràng và hiệu quả hơn.

 

Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban Nhôm - Titan của Vinacomin cho rằng, để ngành công nghiệp nhôm phát triển với quy mô lớn cần có cơ sở hạ tầng để xuất khẩu alumin, trong đó không thể thiếu tuyến đường sắt và cảng biển. Tuy nhiên, việc xây dựng hạ tầng thế nào và ở đâu cần có các chuyên gia nghiên cứu cụ thể.

 

 

Theo VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phó tổng giám đốc Vinacomin: "Dừng dự án bô xít Tây Nguyên là không khả thi”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI