»

Thứ hai, 20/01/2025, 23:25:05 PM (GMT+7)

Ninh Bình: mỏ than nâu Đồng Giao chưa khai thác do dân chưa đồng thuận

(18:05:41 PM 13/11/2011)
(Tin Môi Trường) - UBND thị xã Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) đã họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc khai thác than tại mỏ than nâu Đồng Giao nằm trên địa bàn xã Quang Sơn cùng với 16 hộ trên tổng số 26 hộ dân chưa thống nhất mức đền bù thiệt hại về tài sản do việc nổ mìn gây ra. Nhưng các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Một điểm rạn nứt ở nhà dân (thuộc vòng 1) sau vụ nổ mìn ngày 22/12/2010 tại mỏ than Đồng Giao- Ảnh: Thanh tra



Ông Vũ Ngọc Châu, Chủ tịch UBND thị xã Tam Điệp cho hay, kể từ khi vụ nổ mìn do Công ty TNHH một thành viên vật tư công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) tiến hành trong quá trình bóc tách lớp đất đá cứng để khai thác than tại mỏ than nâu Đồng Giao ngày 22/12/2010 gây rung chấn, ảnh hưởng đến nhà cửa của 286 hộ dân cho đến nay, Xí nghiệp khai thác than Ninh Bình thuộc Công ty khai thác khoáng sản Tây Nguyên không thể tiếp tục tiến hành công việc do người dân khiếu nại về mức độ bồi thường.


Theo ông Đỗ Đức Thắng, Giám đốc Xí nghiệp khai thác Than Ninh Bình, sở dĩ 26 hộ dân này chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ thiệt hại vì họ cho rằng mức giá đưa ra là chưa thoả đáng.


Trở lại với vụ việc, Tổng Công ty Than Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 05, ngày 21/5/2009 tại mỏ than nâu Đồng Giao, xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp trong thời gian 8 năm (từ tháng 5/2009 - 5/2017). Hoạt động khai thác thực hiện theo dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, được Phòng đầu tư, xây dựng cơ bản thuộc Tổng Công ty Than Đông Bắc thẩm định.


Tổng công ty đã giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức thăm dò, khai thác mỏ than Đồng Giao cho Công ty khai thác khoáng sản Tây Nguyên. Trong quá trình bóc lớp đất đá cứng để khai thác than, công ty đã ký hợp đồng thuê Công ty TNHH một thành viên vật tư công nghiệp quốc phòng (Bộ Quốc phòng) được Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường (Bộ Công Thương) cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp làm dịch vụ nổ mìn. Đơn vị này đã thực hiện đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại mỏ than nâu Đồng Giao với Sở Công thương Ninh Bình.


Ngày 17/12/2010, đơn vị làm dịch vụ nổ mìn tiến hành nổ thí điểm với khối lượng thuốc nổ 480 kg bằng phương pháp nổ vi sai phi điện, quá trình nổ diễn ra an toàn, không ảnh hưởng đến công trình của các hộ dân khu vực xung quanh mỏ than.


Ngày 22/12/2010, Công ty TNHH một thành viên Vật tư công nghiệp quốc phòng tiến hành nổ đợt 2, khối lượng thuốc nổ là 720 kg cho 30 lỗ khoan trong khai trường mỏ than để thăm dò phục vụ việc khai thác, làm xảy ra hiện tượng rung chấn, ảnh hưởng tới nhà cửa và vật liệu kiến trúc của 286 hộ dân trong khu vực.


Trước sự việc này, UBND thị xã Tam Điệp đã đề nghị đơn vị tạm dừng việc khoan, nổ mìn, điều chỉnh phương án khai thác phù hợp, đồng thời thành lập tổ công tác xác định mức độ thiệt hại của các hộ dân để có cơ sở chính xác lên mức giá bồi thường. UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng chỉ đạo Chi cục Kiểm định chất lượng công trình xây dựng Ninh Bình xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng đối với các công trình xây dựng dân dụng làm cơ sở để bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, địa phương đã tích cực vận động người dân thông cảm, chia sẻ và ủng hộ việc khai thác than của Xí nghiệp Khai thác than Ninh Bình.


Căn cứ theo kết luận của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ (thuộc Trường Đại học Mỏ - Địa chất), đối với phương pháp nổ mìn vi sai phi điện (phương pháp được áp dụng tại khai trường Xí nghiệp khai thác than Ninh Bình), bán kính ảnh hưởng là 250 mét, đối với phương pháp nổ tức thời, bán kính ảnh hưởng là 323 mét, UBND thị xã Tam Điệp đã phối hợp với đơn vị khai thác và các cơ quan chức năng xác định có 286 hộ dân bị ảnh hưởng do việc nổ mìn và lên phương án bồi thường như sau: vòng 1 từ tâm bãi nổ đến 350m thì công ty khai thác khoáng sản Tây Nguyên chủ động thoả thuận giá trị đền bù. Vòng 2 gồm các hộ dân nằm trong bán kính từ 350 mét đến 450 mét tính từ tâm nổ mìn, nhà mái bằng được hỗ trợ đền bù 16 triệu đồng/hộ, nhà mái chảy 8 triệu đồng/hộ. Vòng 3 gồm các hộ dân nằm trong bán kính từ 450 mét đến 550 mét tính từ tâm nổ, con số này là 12 triệu đồng và 6 triệu đồng. Vòng 4, các hộ dân có nhà cửa nằm ngoài bán kính 550 mét bị thiệt hại thì được hỗ trợ 8 triệu đồng với nhà mái bằng và 4 triệu đồng với nhà mái chảy.


Tính đến ngày 10/11/2011 đã có 260/286 hộ gia đình chấp nhận việc đền bù hỗ trợ với tổng kinh phí là hơn 4,1 tỷ đồng. Còn lại 26 hộ dân chưa nhận tiền hỗ trợ, đền bù, cụ thể vòng 1 có 12 hộ; vòng 2, 3, 4 còn 14 hộ.


Theo Chủ tịch UBND thị xã Tam Điệp Vũ Ngọc Châu, thời gian tới, đối với 26 hộ dân này, UBND xã Quang Sơn tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, vận động để họ chấp hành, đảm bảo ổn định an ninh trật tự. Dân đồng thuận thì việc khai thác than mới thông. Trong trường hợp các hộ dân này không nhận tiền đền bù hỗ trợ thì hướng dẫn họ làm thủ tục khởi kiện ra toà án dân sự để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và Tổng Công ty Đông Bắc.

Vũ Anh Minh (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ninh Bình: mỏ than nâu Đồng Giao chưa khai thác do dân chưa đồng thuận

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI