Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Nghịch cảnh với thương hiệu !
(09:36:26 AM 19/09/2011)Sa Huỳnh không chỉ là địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước với di chỉ khảo cổ học được nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện từ năm 1909, mà đây còn là vựa muối lớn của miền Trung.
Muối Sa Huỳnh dù đã được xác lập thương hiệu nhưng những diêm dân của địa phương này vẫn đang đối mặt với khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Trần Đăng |
Ế ẩm vựa muối
Sa Huỳnh hiện có 113 hécta muối với 557 hộ diêm dân tham gia sản xuất muối. Từ thế kỷ 19, cánh đồng muối Sa Huỳnh đã hình thành và người dân duy trì nghề truyền thống này suốt 200 năm nay. Mỗi năm, đồng muối Sa Huỳnh cung cấp cho thị trường khoảng 8 ngàn tấn muối. Do đặc thù của địa lý vùng này - tiếp giáp với dãy Trường Sơn và các khu căn cứ kháng chiến - cánh đồng muối này cung cấp muối chủ yếu cho cả khu vực Trung và Nam Trung Bộ thời chiến tranh.
Sau ngày giải phóng, muối Sa Huỳnh vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp muối cho các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi và bắc Bình Định. Tuy nhiên, những năm gần đây, diêm dân Sa Huỳnh điêu đứng với sản phẩm do mình làm ra. Suốt 3 năm nay, giá muối vẫn “ổn định” ở mức 500-600đ/kg. Đã vậy, 4 ngàn tấn muối vẫn không bán được, được diêm dân chất thành “núi” ven đường sắt và đợi ngày... trả lại biển.
Đứng trước thực trạng muối ế triền miên này, năm 2006, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư trên 5 tỉ đồng để xây dựng một nhà máy sản xuất muối tinh ngay giữa đồng muối. Hàng trăm hộ diêm dân rất phấn khích trước thông tin này. Tuy nhiên, muối Sa Huỳnh vẫn tiếp tục ế ẩm vì nhà máy sản xuất muối tinh “chê” muối Sa Huỳnh có nhiều tạp chất, họ vô tận Bình Định, Bình Thuận để mua muối về tinh luyện.
Thương hiệu mà làm gì !
Đúng là muối Sa Huỳnh có lẫn nhiều tạp chất vì diêm dân còn sản xuất muối ở dạng thủ công. Họ làm nền bằng đất rồi tháo nước biển vô, nắng bốc hết hơi nước, còn lại muối. Cào lớp muối này lên, dĩ nhiên là có lẫn với đất. Để cải thiện tình trạng này, nhiều hộ diêm dân đã vay mượn ngân hàng để làm nền bằng ximăng với hy vọng sẽ có muối sạch, tiêu thụ dễ dàng. Thế nhưng, 7 hécta được tráng nền ximăng này muối vẫn cứ ế. Nhà máy sản xuất muối tinh Sa Huỳnh, sau 2 năm hoạt động, giờ đã “đứng bánh” được 3 năm rồi.
Mặc dù nhà máy sản xuất muối tinh tạm dừng hoạt động, nhưng chính quyền xã Phổ Thạnh vẫn hy vọng vào việc tiêu thụ “muối sạch” cho diêm dân trong những năm tới. Họ đã vận động 96 hộ diêm dân vay số tiền 1,9 tỉ của Ngân hàng Chính sách với lãi suất 0,6%/năm. Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Thạch ở HTX Muối 2 thì, “tiền đã về nhưng nhiều người không dám vay vì sợ bán muối không được, lại thêm nợ nần”.
Vậy thì công bố nhãn hiệu liệu có ích gì? Ông Nguyễn Kỳ - Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh - nói: “Động thái này là cơ sở để tiến tới đăng ký bản quyền thương hiệu muối Sa Huỳnh trong tương lai. Chúng tôi hy vọng là Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ về giá muối hoặc bao tiêu sản phẩm cho diêm dân”. Cũng chỉ là hy vọng thế thôi, chứ rất khó để cứu diêm dân vì mặc dù cả nước đang thừa cả hàng trăm ngàn tấn muối niên vụ này, nhưng Bộ Công Thương vẫn chứ cấp quota cho các doanh nghiệp nhập muối. Ngay trong tháng 9.2011 này, sẽ có 50.000 tấn muối nhập vào VN thì diêm dẫn vẫn tiếp tục ngắc ngoải thôi.
Trần Đăng (Lao Động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.