Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Nghệ An: Hơn 119.200 m 2 đất sản xuất và đất rừng bị xâm chiếm trái phép
(09:19:01 AM 05/07/2013)Hơn 119.200 m 2 đất sản xuất và đất rừng ở Nghệ An bị xâm chiếm trái phép- Ảnh minh họa IE
UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành chức năng và huyện Tân Kỳ chỉ đạo đồng bộ các giải pháp để ổn định tình hình, giải quyết dứt điểm việc làm vô lối đó, song đã hơn một năm nay sự việc vẫn “dẫm chân tại chỗ”.
Tổng đội Thanh niên xung phong 4 xây dựng kinh tế Nghệ An được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 11/1997, trên địa bàn hai xã Giai Xuân và Tân Hợp (huyện Tân Kỳ) với tổng diện tích gần 780.000m 2 theo quyết định số 813/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An. Qua gần 14 năm hoạt động và trưởng thành, Tổng đội Thanh niên xung phong 4 đã chuyển một vùng núi hoang vu hẻo lánh, dân cư sống chủ yếu là lán trại, đường sá giao thông đi lại khó khăn, nay trở thành một vùng dân cư đông đúc, có trên 65 hộ sinh sống, sản xuất phát triển, kinh tế ổn định, nhiều hộ có cuộc sống khá và giàu.
Ngày 26/5/2011, Tổng đội Thanh niên xung phong 4 và Công ty cổ phần mía đường Sông Con được sáp nhập thành Công ty TNHH hai thành viên, với sự góp vốn của Công ty cổ phần mía đường Sông Con theo quyết định số 1857/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An, thành Công ty TNHH Thanh niên xung phong 4 - Sông Con. Việc chuyển đổi là chủ trương đúng và phù hợp với xu thế chung, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, tình hình tại Công ty có một số diễn biến gây mất ổn định. Đặc biệt, từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013 có 11 hộ đội viên của Tổng đội Thanh niên xung phong 4 (cũ) và nhân dân xóm Đồi chè, xã Giai Xuân ngang nhiên lấn chiếm hơn 119.200 m 2 đất sản xuất của Công ty. Điển hình là các hộ: Ông Lê Văn Duyên đã lấn chiếm hơn 19.000 m 2 đất, Cao Xuân Phức lấn chiếm 12.800 m 2 , Trương Văn Mơ lấn chiếm 10.500 m 2 ; Trương Văn Hợi, lấn chiếm 14.000 m 2 , Trương Văn Thi, lấn chiếm 0,44 ha, bà Đinh Thị Khang lấn chiếm 10.500 m 2 , Nguyễn Thị Kiên, lấn chiếm 12.000 m 2 ... Mặc dù, các cấp chính quyền huyện, xã và Công ty đã tuyên truyền giải thích nhưng các đội viên, hộ dân không chấp hành, mà còn huy động lực lượng từ 20 - 30 người chống đối, cho trâu bò cày, bừa phá các diện tích trồng mía, sắn dây... Cùng với việc lấn chiếm đất, có 3 hộ dân dựng nhà trái phép như hộ ông Nguyễn Văn Hải, xã Giai Xuân đã tự ý dựng nhà trên đất rừng phòng hộ tại thửa số 11, bản đồ số 133, thuộc bản đồ hành chính xã Tân Hợp.
Trước tình trạng lấn chiếm đất và xây dựng nhà trái phép trên nền đất của Công ty quản lý, từ năm 2012, Công ty TNHH Thanh niên xung phong 4 - Sông Con đã nhiều lần gửi văn bản lên UBND tỉnh, huyện Tân Kỳ, xã Giai Xuân và Tân Hợp đề nghị xử lý tình trạng xâm chiếm đất và dựng nhà trái phép trên đất sản xuất và đất rừng phòng hộ. Ngày 11/5/2012, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Đại làm việc với Công ty TNHH Thanh niên xung phong 4 - Sông Con, lãnh đạo huyện Tân Kỳ, chính quyền hai xã Gia Xuân, Tân Hợp kết luận và chỉ đạo: Đối với các hộ không phải là đội viên của Tổng đội Thanh niên xung phong 4 (cũ) lấn chiếm đất, giao cho UBND huyện Tân kỳ giải quyết và thu hồi lại đất cho Công ty sản xuất kinh doanh. Đối với các hộ là đội viên của Tổng đội Thanh niên xung phong 4 (cũ) lấn chiếm giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành thành lập Tổ công tác kiểm tra giải quyết. Tuy vậy, đến nay chỉ đạo này đang chỉ là "thông báo". Gần đây nhất, ngày 28/5/2013, Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ đã chủ trì cuộc họp giải quyết vấn đề này với quan điểm là kiên quyết xử lý những hộ xâm chiếm và xây dựng nhà trái phép.
Theo quan điểm của huyện Tân Kỳ, những căn nhà xây dựng trái phép này sẽ bị cưỡng chế trong thời gian tới. Tuy nhiên dư luận đặt câu hỏi nếu như Công ty TNHH Thanh niên xung phong 4 - Sông Con và chính quyền xã Giai Xuân, Tân Hợp thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt ngay từ đầu thì việc lấn chiếm đất và xây dựng trái phép nêu trên sẽ được kiểm soát không gây thiệt hại cho Công ty cũng như những người dân. Vụ việc này là một bài học về công tác quản lý đất đai tại các Công ty trên địa bàn toàn tỉnh.
Về phần Công ty TNHH Thanh niên xung phong 4 - Sông Con, Phó Giám đốc Công ty Phan Sỹ Hải thừa nhận, sự chậm trễ, bất lực trong quản lý nhà nước, dẫn đến tình trạng 11 hộ dân liên tục tự ý xâm chiếm trái phép đất rừng của Công ty. Điều đáng nói, theo ông Hải là sự việc đã đi quá xa, vượt qua tầm kiểm soát của Công ty. Lực lượng của Công ty quá mỏng, tổ chức vào hiện trường kiểm tra, ngăn chặn thì đã bị các hộ dân này hành hung, như vụ đánh anh Nguyễn Như Hùng, tổ bảo vệ Công ty gãy cánh tay phải vào ngày 21/2/2013.
Dư luận bức xúc trước tình trạng trên, mong rằng tỉnh Nghệ An, huyện Tân Kỳ và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh cần phối hợp kiên quyết xử lý nghiêm không để tình trạng này diễn ra trên địa bàn nhằm lập lại kỉ cương phép nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển quỹ đất lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ tốt diện tích rừng và đất sản xuất của Công ty TNHH Thanh niên xung phong 4 - Sông Con.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.