»

Thứ sáu, 22/11/2024, 05:56:56 AM (GMT+7)

Nạn khai thác tràn lan trái phép gây "chảy máu" đá quý

(10:23:11 AM 25/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Thời gian qua nhiều mẫu vật đá cổ, đá quý bị khai thác trái phép, tự do đã khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên này bị suy giảm nghiêm trọng đang đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan bảo tồn.


Ông Phạm Văn Lực bên các tảng đá cổ, đá quý tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )                 

 

Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Văn Lực, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho biết: “Cơ quan chức năng vẫn chưa quan tâm đúng mức trong khi đá quý mang lại giá trị cao đã khiến phong trào khai thác và buôn bán trái phép các sản phẩm này trên trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết.”

Phóng viên Vietnam đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Lực xung quanh vấn đề này.

- Những năm gần đây, tình trạng khai thác, buôn bán trái phép nguồn đá cổ, đá quý diễn ra rất phổ biến tại nhiều tỉnh thành. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Ông Phạm Văn Lực: Hơn chục năm trở lại đây, đá cổ, đá quý bị khai thác diễn ra rất phổ biến đã khiến nhiều mẫu vật địa chất đang dần dần cạn kiệt, thậm chí có nhiều loại khó tìm thấy ngoài thiên nhiên, dù là hóa thạch có hàng triệu năm.

Cụ thể, tại các tỉnh thành như Đắk Lắc, Đắk Nông, Bình Thuận, Yên Bái, Nghệ An, nhiều “đá tặc” còn ngang nhiên sử dụng thiết bị cơ giới hạng nặng mở đường vào tận rừng phòng hộ để khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá ra ngoài mà không gặp một sự cản trở nào từ các cơ quan chức năng của địa phương.

Thực tế, nhiều địa bàn, mỏ khai thác đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp khiến tình hình an ninh trật tự ở địa phương trở nên phức tạp. Điển hình, nhiều gia đình bỏ bê nương rẫy cũng như công việc khác để “săn lùng” đá quý. Thậm chí, một số em học sinh cũng bỏ học đi đào đá, nuôi hi vọng kiếm tiền.

- Phải chăng giá trị kinh tế cao đã khiến nguồn đá cổ, đá quý bị “chảy máu” nghiêm trọng, thưa ông?

Ông Phạm Văn Lực: Đúng vậy. Vì lợi nhuận kinh tế, đá cổ, đá quý đã bị khai thác và buôn bán tràn lan, thậm chí là tự do. Đối với người dân, cứ thấy lợi nhuận là họ khai thác để bán cho các đầu nậu trong và ngoài nước.

Thực tế, đá quý của Việt Nam đang bị “tuồn” sang các nước châu Âu, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia với khối lượng rất lớn, bởi các nước này không có các loại đá quý như Thạch Anh hoặc có thì cũng rất ít.

- Vậy, ông nghĩ gì về trách nhiệm của các địa phương nơi có nhiều mỏ đá quý vẫn đang bị “xẻ thịt”?

Ông Phạm Văn Lực: Hiện nay, nhiều lãnh đạo địa phương vẫn chưa làm hết chức trách của mình, thậm chí còn thả lỏng nên các tổ chức vẫn thỏa sức khai thác và buôn bán trái phép.

Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng thừa nhận việc theo dõi ở các mỏ gặp khó khăn vì số lượng mỏ đang khai thác rất nhiều, lại nằm sâu trong những khu vực hẻo lánh nên việc tiếp cận của lực lượng kiểm tra, giám sát lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.

Bên cạnh đó, các mỏ có quá nhiều cơ quan quản lý nên doanh nghiệp không biết báo cáo cho đơn vị nào do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể.


- Để ngăn chặn tình trạng khai thác đá cổ, đá quý trái phép, cơ quan chức năng cần phải vào cuộc như thế nào?

Ông Phạm Văn Lực: Các vật thể đá quý, đá cổ hiện đang bị khai thác rất phổ biến và nếu không kịp thời ngăn chặn nguồn tài nguyên này sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị “xóa sổ.” Vì vậy, các cơ quan ban ngành, tổ chức bảo tồn và người dân cần phải có sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ.

Theo tôi, để “dẹp loạn” vấn nạn này, cơ quan chức năng phải thực thi đúng pháp luật cũng như “mạnh tay” hơn trong việc xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm ban hành chiến lược đối với ngành đá quý, đảm bảo khoáng sản đá quý được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và định hướng cho xây dựng, phát triển ngành công nghiệp đá quý Việt Nam.

 

Đá cổ, đá quý được trưng bày ở Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
 
Ngoài ra, nhằm đảm bảo đánh giá được tài nguyên, làm cơ sở cho hoạt động khoáng sản thăm dò, khai thác đã quý trong tương lai, các Bộ, ban ngành cần đầu tư xây dựng quy hoạch hoạt động điều tra địa chất và quy hoạch khoáng sản đá quý.

Cùng với đó, cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương cần tiến hành tổng kết, đánh giá những tác động của việc khai thác tài nguyên khoáng sản đối với kinh tế-xã hội và môi trường trong những năm qua để có cơ sở thực tiễn nhằm xác định tầm nhìn chiến lược trong khai thác sử dụng lâu dài, bảo vệ nguồn tài nguyên Quốc gia một cách hiệu quả nhất.

- Trước thực trạng này, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ nguồn đá cổ, đá quý?

Ông Phạm Văn Lực: Hiện nay, Bảo tàng Thiên nhiên là kho “tài liệu” quý với hơn 30.000 mẫu vật được lưu giữ, trong đó có hơn 1.000 mẫu vật đá cổ, đá quý đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”.

Với chức năng là đơn vị bảo tồn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thu thập các mẫu vật đá cổ, đá quý đưa vào Bảo tàng để hình thành bộ sưu tập về nguồn tài nguyên cần được bảo vệ.

Tiếp đến, Bảo tàng sẽ mở cửa để các nhà khoa học và cộng đồng có thể tới tham quan, tiếp nhận thông tin về nguồn tài nguyên đá quý cũng như nâng cao nhận thức trong công tác bảo tồn.

Đặc biệt, Bảo tàng Thiên nhiên cũng đang liên hệ với các trường học, để học sinh có thể tới học tập, nghiên cứu. Từ đó, các em có thể hình thành tình yêu thiên nhiên, cũng như ý thức về bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên cổ, quý.
Hùng Võ (Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nạn khai thác tràn lan trái phép gây "chảy máu" đá quý

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI