Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Lo sạt lở vì khai thác cát
(08:29:32 AM 27/11/2013)Những xáng cạp và sà lan lấy cát gần sát bờ sông, không hề có phao luồng định vị và giới hạn thi công đúng theo quy định (ảnh chụp ngày 12-11)- Ảnh: Đức Vịnh
Đến năm 2011 thấy bờ sông sạt lở, đe dọa nhà dân nên nhiều lần bà con kéo ra ngăn cản và việc lấy cát ngưng lại. Nhưng từ đầu năm nay có hai xáng cạp ngày đêm áp sát vào bờ để múc lấy được loại cát hạt to, sau vài tháng một số nhà cửa dọc bờ sông bị nứt, chân móng sụp xuống nước. Bà con gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng việc lấy cát vẫn tiếp diễn.
Ông Nguyễn Văn Ngoan, phó chủ tịch UBND xã Phước Hưng, nhìn nhận bờ sông ở ấp Phước Thạnh vốn có dấu hiệu sạt lở nên khi thấy xáng cạp lấy cát liên tục, người dân đã nhiều lần ngăn cản, gửi đơn khiếu nại.
Ở đoạn sông gần bến đò Đồng Ky cũng tập trung nhiều xáng cạp, sà lan lấy cát ngày đêm. Người dân ở bờ sông vốn sạt lở nặng thuộc xã Phú Hữu sợ sạt lở lan rộng thêm nên hàng chục hộ dân đứng ra gây áp lực, xua đuổi nhưng vẫn còn hai xáng cạp cứ bám lấy cát gần bờ nên họ lại kéo ra giữa sông ngăn chặn. Ông Cao Xuân Điệu, phó chủ tịch UBND xã Phú Hữu, cũng cho rằng do bờ sông gần nơi lấy cát đang sạt lở mà các phương tiện lấy cát không thả phao định vị và thả phao biên khiến người dân bức xúc, ngăn cản.
Việc lấy cát mà người dân phản ảnh nói trên thuộc dự án nạo vét thông luồng sông Hậu được UBND tỉnh An Giang phê duyệt từ tháng 12-2012 và giao UBND huyện An Phú làm chủ đầu tư. Thực hiện dự án này, tỉnh cho huyện được thu hồi cát trong quá trình nạo vét ở 12km chiều dài sông nhưng phải tuân thủ đúng nội dung báo cáo tác động môi trường, cắm biển báo, lắp đặt các thiết bị báo hiệu, giới hạn khu vực thi công đúng quy định.
Việc nạo vét thông luồng sông này được huyện An Phú giao cho bốn doanh nghiệp đảm nhận. Qua những hình ảnh người dân quay phim, chụp ảnh còn lưu lại cho thấy ở các nơi gọi là nạo vét thông luồng, những xáng cạp chỉ tập trung lấy cát trên một quãng sông dài chừng vài trăm mét, phạm vi thi công không hề có thả phao định vị, phao biên giới hạn. Ngày 12-11, chúng tôi ra tận nơi những phương tiện đang lấy cát thấy rõ như vậy và chính lãnh đạo một số xã cũng nhìn nhận điều đó. Người dân cho rằng đây là hình thức lợi dụng chủ trương nạo vét luồng sông để lấy cát thu lợi. “Nếu nạo vét, tại sao không nạo vét suốt tuyến mà chỉ tập trung lấy cát ở ngay nơi có nhiều cát và gần bờ?” - ông Lê Văn Sang, một người dân ở xã Phú Hữu, đặt vấn đề.
Ông Đinh Quang Trí, trưởng Phòng Tài nguyên - môi trường huyện An Phú, cho rằng các phương tiện chỉ tập trung lấy cát ở một chỗ vì nạo vét ở đoạn này xong mới làm ở đoạn khác. Còn việc thi công không có phao luồng định vị, Phòng Tài nguyên - môi trường đã kiểm tra, yêu cầu các đơn vị thi công phải thả phao luồng theo quy định.
Theo ông Trí, qua khảo sát cho thấy việc nạo vét sông chưa gây ra sạt lở ở xã Phước Hưng, còn ở Phú Hữu thì sạt lở từ trước đó. Nếu việc lấy cát chưa gây sạt lở thì sao ở xã Phước Hưng nhà dân đã bị nứt, sụp và cây cối bị ngã dạt ra sông? Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, ông Trí chỉ nói: “Huyện sẽ thành lập bộ phận thường xuyên giám sát, đo địa hình đáy sông để sớm phát hiện việc thi công không đúng quy định cũng như hiện tượng sạt lở để xử lý, ngăn chặn kịp thời”.
Còn ông Lâm Minh Giang, chủ tịch UBND huyện An Phú, cho biết huyện vừa chỉ đạo tăng cường giám sát, yêu cầu các đơn vị thi công nạo vét sông tuân thủ đúng các nội dung của dự án. “Nếu doanh nghiệp nào vi phạm chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc” - ông Giang nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.