»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:31:12 PM (GMT+7)

Lâm Đồng: tràn bùn đỏ do vỡ đê dự án bôxít Tin ảnh

(09:19:28 AM 09/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Sự cố xảy ra vào lúc 3 giờ 15 phút ngày 8/10, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5, phân xưởng tuyển khoáng thuộc Dự án tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng do Công ty TNHH MTV nhôm Lâm Đồng (gọi tắt Công ty nhôm Lâm Đồng) quản lý.

Lâm[-]Đồng:[-]tràn[-]bùn[-]đỏ[-]do[-]vỡ[-]đê[-]dự[-]án[-]bôxít
Báo cáo công ty nhôm gửi cơ quan chức năng


Thông tin từ công ty cho biết, hồ thải quặng này có dung tích hơn 2 triệu khối, dùng để chứa bùn, nước trong quá trình rửa quặng; không chứa hóa chất và các loại chất độc hại như bùn đỏ.

Đoạn để bị sạt lở là đê phụ, vết sạt chiều dài khoảng 5m, cao 1m. Khi đê phụ bị vỡ, đã có một phần nước mặt trong hồ chảy ra ngoài.

Ngay khi xảy ra sự cố, công ty nhôm Lâm Đồng đã điều động nhân công, xe cơ giới để đắp lại đoạn đê vỡ. Sau khoảng 1 giờ, sự cố đã được khắc phục. 

Theo công ty, sự cố không gây thiệt hại về máy móc, thiết bị và con người. Cùng ngày, công ty nhôm Lâm Đồng đã tổ chức họp báo, thông báo về sự cố và có báo cáo gửi các cơ quan chức năng chờ chỉ đạo xử lý.


Lâm[-]Đồng:[-]tràn[-]bùn[-]đỏ[-]do[-]vỡ[-]đê[-]dự[-]án[-]bôxít
 
Đoạn đê vỡ lộ phần ống xả nước thải...


Trao đổi về nguyên nhân sự cố, ông Lương Văn Ngự, phó Giám đốc Sở TN-MT Lâm Đồng cho biết, nguyên nhân xảy ra sự cố vỡ đê ở hồ thải quặng đuôi số 5 là do trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Bảo Lâm liên tục có mưa.

Theo số liệu về lượng mưa do ông Ngự công bố, vào thời điểm lớn nhất tại vực nhà máy bô xít nhôm Lâm Đồng vào khoảng 40mm.


Lâm[-]Đồng:[-]tràn[-]bùn[-]đỏ[-]do[-]vỡ[-]đê[-]dự[-]án[-]bôxít

Đoạn đê bị vỡ sau khi được khắc phục


Tuy nhiên, với lượng mưa không lớn này đã gây ra sự cố vỡ đê khiến nhiều người không khỏi không ngạc nhiên. Vị lãnh đạo Sở TN - MT cho biết thêm, tiêu chuẩn kỹ thuật của hồ thải quặng số 5 là đúng với thiết kế, đánh giá ban đầu. Đáng nói, trước lúc xảy ra sự cố trên, đê của hồ này đã được nâng cao thêm 1m so với thiết kế ban đầu (?)

Theo ông Ngự, trước khi sự cố này được khắc phục, đã có khoảng 5.000m3 bùn đất đỏ tràn ra ngoài đổ xuống hồ Cai Bảng (trữ lượng 10 triệu khối, rộng 127ha, là hồ chứa nước cung cấp cho nhà máy sản xuất alumin Tân Rai).

Vật liệu trong hồ là bùn đất đỏ do rửa quặng thải ra, phần bùn đã lắng chỉ còn nước trong hồ nổi lên mặt. Khi đê phụ bị vỡ chỉ có phần nước mặt hồ chảy ra ngoài với độ PH trung tính.


Lâm[-]Đồng:[-]tràn[-]bùn[-]đỏ[-]do[-]vỡ[-]đê[-]dự[-]án[-]bôxít
Toàn cảnh hồ chứa nước nhìn từ trên cao

 

Nước trào ra ngoài từ hồ gặp sự cố này không mang theo hóa chất, không gây độc hại, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong lòng hồ và không gây thiệt hại đến vườn tược, hoa màu của nhân dân.

Được biết, sau sự cố trên, Sở TN - MT Lâm Đồng đã chỉ đạo đơn vị chủ quản nhà máy bô xít nhôm Lâm Đồng tăng cường công tác kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các hồ, đập chưa bùn, nước thải của nhà máy bô xít nhôm Lâm Đồng để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Trùng Dương - báo VNN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm Đồng: tràn bùn đỏ do vỡ đê dự án bôxít

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI