»

Thứ năm, 21/11/2024, 17:02:03 PM (GMT+7)

Lâm Đồng tan hoang vì “thiếc tặc”

(12:08:55 PM 09/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Xác định chui xuống hầm là có thể bị sụt đất, ngạt thở do thiếu ôxy dẫn đến mất mạng nhưng “thiếc tặc” vẫn không sợ vì lợi nhuận rất lớn

[-]Lâm[-]Đồng[-]tan[-]hoang[-]vì[-]“thiếc[-]tặc”
Một địa điểm khai thác thiếc lậu ở huyện Lạc Dương bị cơ quan chức năng triệt phá


Sau vụ tai nạn sập hầm thiếc xảy ra tại Tiểu khu 140 thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) khiến 2 người thiệt mạng, anh H. - một người chuyên đi khai thác thiếc - khẳng định họ vẫn không hề sợ vì lợi nhuận từ công việc này mang lại rất lớn. “Thiếc tặc” đã xác định khi bước vào hầm một là có thể chết, hai là sẽ giàu.

Nhắc lại vẫn rùng mình

Theo khảo sát của chúng tôi, 1 kg thiếc hiện được các đầu nậu mua với giá 260.000-320.000 đồng. “Cách đây khoảng 5 năm, vùng rừng thuộc Khu Du lịch Thung lũng Tình yêu ở TP Đà Lạt luôn có hàng chục nhóm đào thiếc hoạt động suốt ngày đêm. Lúc ấy, khi anh em chúng tôi đào trúng hầm có trữ lượng thiếc lớn, mỗi người có thể thu được hàng chục triệu đồng trong một đêm” - anh H. nhớ lại.

Nói về sự nguy hiểm khi đào thiếc lậu, nhiều người đã “gác kiếm” nhưng nhắc lại vẫn rùng mình. Anh V. cho biết vào thời “hoàng kim” cách đây vài năm, nhiều nơi thiếc nhiều như ở huyện Lạc Dương, TP Đà Lạt, người ta lập cả lán tạm, tập kết đầy đủ các loại nhu yếu phẩm cùng một số vật dụng đào đãi khoáng sản để khai thác cả ngày lẫn đêm. Để tìm được mỏ thiếc phải đào hàng chục hố sâu hun hút rồi khoét xuyên từ hầm này qua hầm khác như một địa đạo. “Thiếc tặc” xác định chui xuống hầm là có thể bị sụt đất, ngạt thở do thiếu ôxy dẫn đến mất mạng. Khi ấy, chuyện bới đất cứu người gặp nạn là bình thường.

Lâm Đồng hiện có trữ lượng khoảng trên 33.200 tấn thiếc gốc. Nguồn tài nguyên phong phú này đang biến một số nơi trên địa bàn tỉnh lọt vào tầm ngắm của “thiếc tặc”.

Giữa năm 2012, lực lượng chức năng khá vất vả mới có thể dùng mìn để đánh sập một “địa đạo” thiếc quy mô lớn trong Khu Du lịch Thung lũng Tình yêu. Các đối tượng đã đào ở đây một hệ thống đường hầm dài hàng trăm mét, cao hơn 1,6 m, rộng gần 1 m. Bên trong đường hầm được gia cố bằng gỗ thông chống sạt lở và có cả hệ thống đèn chiếu sáng, ống thông hơi, quạt gió, máy móc thiết bị, lương thực dự trữ…

Theo ông Phan Khắc Cử, Phó Giám đốc Khu Du lịch Thung lũng Tình yêu, dù đã lắp đặt nhiều camera giám sát nhưng hiện tình trạng “thiếc tặc” lén lút vào khai thác vẫn không thể kiểm soát được.

Sẵn sàng chống trả

Trên đường 723 từ Đà Lạt đi Khánh Hòa và những cánh rừng phòng hộ Đa Nhim (thuộc xã Đa Sar, huyện Lạc Dương) luôn là những điểm nóng về khai thác thiếc trái phép. Tình trạng này diễn ra ngang nhiên cả chục năm qua nhưng dường như chính quyền và cơ quan chức năng bất lực.

Theo ông Phạm Triều, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, chỉ riêng tại Tiểu khu 140 (nơi mới xảy ra vụ sập hầm thiếc làm 2 người thiệt mạng), từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã tiến hành 3 đợt truy quét, giải tỏa, thu giữ và tiêu hủy nhiều phương tiện máy móc của các nhóm khai thác thiếc lậu. Khi thấy đoàn kiểm tra, các đối tượng đều bỏ chạy vào rừng khiến công tác xử lý gặp nhiều khó khăn.

Ngay tại nơi xảy ra vụ sập hầm thiếc mới đây, cơ quan chức năng từng xử lý nhiều đối tượng khai thác thiếc lậu. Song, nhiều người vẫn cố tình quay lại khai thác dẫn đến sự việc đáng tiếc.

Những cán bộ kiểm lâm tại khu vực có “thiếc tặc” hoành hành cho biết việc tổ chức truy quét gặp nhiều khó khăn bởi địa bàn quá rộng, các đối tượng thường khai thác vào ban đêm ở rất sâu trong rừng, thấy động là bỏ chạy. “Nhiều nhóm gần cả trăm người sẵn sàng tấn công lại lực lượng chức năng” - một cán bộ kiểm lâm thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim lo ngại.

Bức xúc cho dân địa phương

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết các điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn đã diễn ra phức tạp trong nhiều năm qua, đặc biệt là khai thác thiếc. Ngoài việc làm thất thoát tài nguyên, hoạt động khai thác khoáng sản còn gây nguy hiểm đến tính mạng người dân, ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây bức xúc cho dân cư địa phương. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng khoanh khu vực cấm, tạm thời cấm khai thác khoáng sản, tiến hành khảo sát quy hoạch về lĩnh vực khoáng sản để có chương trình phối hợp cụ thể.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của tỉnh Lâm Đồng là việc thăm dò, đánh giá trữ lượng thiếc và khoáng sản nói chung theo quy trình quốc gia chưa thể làm được. Muốn khai thác thì nhà đầu tư phải thuê các ngành chuyên môn thăm dò trữ lượng, báo cáo kết quả, khi đủ điều kiện mới được cấp phép.

(Theo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm Đồng tan hoang vì “thiếc tặc”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI