»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:17:29 AM (GMT+7)

Khai thác vàng trái phép ở Long Sơn (Hòa Bình): Cần sự vào cuộc đồng bộ

(14:04:24 PM 21/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Tình trạng người dân và các đối tượng bên ngoài xã ngang nhiên mang máy móc vào khai thác vàng trái phép ở xã Long Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã kéo dài hơn 2 năm nay. Nhưng, do lực lượng mỏng, mức phạt chưa đủ sức răn de nên “vàng tặc” vẫn ngang nhiên khai thác.

 

Đối tượng  ngang nhiên dựng lều ngay bên bãi bồi suối Mơ để khai thác. Và xe ôtô và máy xúc, máy sàng vàng cũng có mặt.

 

 

Công trường khai thác vàng

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, nạn khai thác vàng tại xã Long Sơn, có từ những năm 1980 kéo dài đến năm 1988, thì được dẹp bỏ hoàn toàn. Tưởng chừng sau hơn 20 năm nạn khai thác vàng đã chấm, năm 2010 người dân trong thôn Yên Lịch lại quay lại tìm đến với việc khai thác vàng. Nơi mà người dân khai thác là những bãi bồi, diện tích đất canh tác chạy dọc suối Mơ, chạy dài lên tận trên đỉnh núi Mơ. Thời điểm cao lên tới 40 - 50 người, khai thác thủ công.

 

Cuối năm 2011, người trong xã cùng với một số đối tượng bên ngoài ngang nhiên mang cả máy xúc, xe ôtô, máy sàng vàng vào để khai thác khiến nơi đây trở thành một công trường khai thác. Chạy dọc con suối Mơ, hàng nghìn m3 đất, bị máy móc đào bớt, hắt tung chạy dài hàng km để tìm vàng. Dòng suối Mơ trong xanh, hiền hòa ngày nào đã bị băm nát, dòng nước đục ngầu như đang gào thét kêu cứu.

 

Để tận mắt chứng kiến mức độ tàn phá bên trong khu thánh địa, cán bộ địa chính đã trực tiếp đẫn làm hướng dẫn viên dẫn chúng tôi vào. Tới đầu thôn, hiện lên trước mắt chúng tôi là 5 nhóm người, có đủ trai gái đang khai thác, mỗi nhóm từ 5 đến 7 người đang hi hục đào đãi vàng trên diện tích ruộng nhà mình. Thấy khách lạ vào, các phu vàng dừng tay nhìn theo khách. Theo quan sát của phóng viên, diện tích mà người dân trong thôn đang khai thác là diện tích đất lúa nhưng vì lợi nhuận các hộ dân vẫn lật tung mãnh đất tìm vàng. Do khai thác bằng công cụ thô sơ nên các nhóm chỉ khai thác lộ thiên.


Đi ngược dòng con suối Mơ, cách đó không xa là một lán trại bên trong có hơn 10 người đang ngồi đánh bài. Qua tìm hiểu, một người trong nhóm cho biết, trước đây là một nhóm khác đến đây khai thác. Do ông chủ không trả kịp lương nên họ đã về rồi. Chúng tôi mới lên đây được mấy ngày, nhưng do chính quyền xã mạnh tay vào cuộc nên mấy ngày hôm nay chúng tôi không làm được, trời lại rét nên anh em ở lại lán đánh bài.

 

Theo quan sát, phía trên làn có 2 máy xúc và 2 ô tô đang được tập kết. Từ làn nhìn ngang sang dòng suối Mơ chúng tôi không giám tin vào mắt, bởi khu vực khai thác quá rộng, chạy dài hàng cây số, moong khai thác sâu, rộng hàng trăm m2. Đặc biệt, là là con suối Mơ đã bị băm nát, nước trong suối dục ngầu, nhiều đoạn bị bùn dất bồi đầy lòng suối.

 

Một người dân ở thôn Yên Lịch, tâm sự: “đây chỉ là một trong 3 bãi khai thác vàng đang diễn ra rầm rộ trong thôn. Có người đi mốt, có người tự đi khai thác, ngày đông lên tới mấy chục người tham gia. Người dân khai thác thế này, ngày được nhiều 200.000 - 300.000 đồng/ngày, ngày ít cũng được 50.000 đồng. Còn bãi khai thác vàng này là của mấy người trong thôn cùng với một người tên Hùng ở dưới Hà Nội lên đây thuê máy móc, thuê người khai thác về làm. Trước kia họ làm cả ngày, cả đêm, thời gian gần đây chính quyền vào cuộc mạnh nên họ chỉ khai thác vào ban đêm. Đêm nào cũng vậy, máy móc chạy ầm ầm suốt cả đêm”.

 

Đi men theo dòng suối lên núi Mơ, trên đây công trường khai thác diễn ra cũng không kém phần sôi đông. Những chiếc máy ủi, những chiếc sàng vàng đang nằm gối nhau nghỉ chưa, nhưng bên cạnh nó là những moong rộng và sâu đến ngút trời. Bên trên lưng núi Mơ hàng chục nhóm là người dân địa phương đang đục núi đãi vàng. Như anh Đức cán bộ địa chính tâm sự, tuy miệng moong nhỏ nhưng người dân đào sâu vào bên trong núi hàng trăm m để tìm vàng…

 

Cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền

 

 

Ông Nguyễn Hải Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn chia sẻ cùng phóng viên

 

Trước tình trạng nạn khai thác khoáng sản có xu hướng ngày càng phức tạp, UBND huyện Lương Sơn đã có Công văn số 117/UBND-TNMT, ra ngày 19/12/2011, về việc giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện. Tuy nhiên thực trạng vẫn không được giải quyết dứt điểm nên ngày 28/02/2012, UBND huyện Lương Sơn có Công văn sô 77/UBND-TNMT, về việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên khoáng sản trên toàn địa bàn huyện.

 

Đến ngày 09/5/2012, UBND huyện Lương Sơn tiếp tục có Công văn số 266/UBND-TNMT, với nội dung tương tự. Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ngày26/6/2012, Huyện ủy, huyện Lương Sơn cũng đã ra chỉ thị số 11/CT/HU về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác Tài nguyên và Môi trường

 

Thực hiện Công văn số 77 của UBND huyện, Chỉ thị số 11 của huyện Ủy, tháng 3/2012, được sự hỗ trợ đoàn liên ngành đoàn huyện, xã Long Sơn đã giải tỏa, đuổi các tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép, đã có 14 nhóm ký cam kết và tự tháo dỡ lều lán, công cụ ra khỏi địa bàn. Đến ngày, 13/8/2012, thực hiện kế hoạch số 06/KH-UBND xã Long Sơn, lực lượng Công an xã đã tiến hành kiểm tra và sử phạt hành chính 11 trường hợp thu phạt 5.5 triệu đồng.

 

Nhưng trên thực tế ngoài các nhóm khai thác thủ công nhỏ lẻ còn có 4 nhóm ở Bãi Đải, thôn Suối Cái và bản Mơ thôn Yên Lịch đã dùng máy móc hiện đại vào khai thác. Mặc dù UBND xã Long Sơn và lực lượng Công an thường xuyên đi kiểm tra lập biên bản yêu cầu dừng khai thác nhưng chỉ tạm dùng được mấy ngay các nhóm lại tiếp tục hoạt động. Ngày 16/10/2012, Công an xã đã tiến hành kiểm tra và phạt hành chính 8 trường hợp, thu phạt 4 triệu đồng.

 

Ông Nguyễn Hải Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết: “Người dân trong thôn Yên Lịch tham gia khai thác vàng trái phép bắt đầu từ năm 2010, cuối năm 2011, có một số đối tượng bên ngoài đưa máy móc vào khai thác. Đối tương khai thác tập trung dọc dòng suối Mơ và trên nui Mơ. Hiện nay, trong xã có 3 bãi khai thác có sử dụng máy móc hiện đại, gần đây nhất là cuối tháng 12/2012, Đội Cảnh sát Công an mô trường tỉnh Hòa Bình phối hợp cùng với lực lượng Công an xã bắt 1 máy xúc nên bây giờ chỉ còn 2 bãi”.

 

Ông Châu cho biết thêm: “khai thác vàng trái phép đã gây hậu quả nghiêm trọng như: làm thay đổi hệ sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của nhân dân. Do khai thác vàng mà bùn đã bồi đầy hồ chứa nước tưới tiêu của xã. Đã nhiều lần xã mở các đợt kiểm tra, xử phạt hàng chục triệu đồng các đối tượng khai thác trái phép. Cái khó của xã là lực lượng mỏng, mức phạt không đủ sức dăn đe. Chính quyền xã ra đốt lều buổi sáng thì chiều họ lại dụng lán để khai thác. Manh động hơn, các đối tượng còn cài cả kíp trong lán để chính quyền ra đốt, rất may khi đốt không có ai bị thương. Để nạn khai thác vàng trên địa bàn xã được giải quyết dứt điểm bây giờ xã chỉ biết trông vào sự giúp đỡ từ cấp trên”.

 

Thực trạng người dân trong xã cùng một số đối tượng bên ngoài vào khai thác vàng trái phép tại xã Long Sơn diễn ra đã lâu và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng tới môi trường, diện tích đất canh tác, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của nhân dân ảnh hưởng tới. Đề nghị huyện Lương Sơn chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp mạnh tay để giải quyết triệt để tình trạng khai thác vàng trái phép tại xã Long Sơn.

Toán Thành
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai thác vàng trái phép ở Long Sơn (Hòa Bình): Cần sự vào cuộc đồng bộ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI