Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Khai thác khoáng sản và những áp lực đè nặng lên môi trường
(12:16:39 PM 02/11/2015)Hồ bùn đỏ do khai thác bauxit tại Tây Nguyên
Nằm ở vị trí giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng: vành đai Tây Thái Bình Dương và vành đai Địa Trung Hải, Việt Nam xứng đáng là mảnh đất “rừng vàng biển bạc” khi sở hữu hơn 5000 điểm mỏ với 60 loại khoáng sản khác nhau, đa dạng phong phú về chủng loại. trong đó một số loại khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ nhưng có những loại có trữ lượng rất lớn như đá vôi, nguyên liệu xi măng, đá hoa trắng, cát trắng…..
Đó là một lợi thế rất lớn cho Việt Nam phát triển công nghiệp khai khoáng nói riêng và kinh tế đất nước nói chúng. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều lọai khoáng sản được khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, dù ngành khoáng sả đã và đang đóng góp cực kỳ quan trọng vào phát triển kinh tế cuẩ đất nước song hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh.Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên, tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường. Làm tích tụ hoặc phát tán chất thải, gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và cuộc sống con người.
Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục năm nay, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính xã của cộng đồng một cách sâu sắc.
Điển hình như trong khai thác than. Gây nhức nhối nhất trong khai thác than hiện nay là vấn đề đất đá thải sau khai thác. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8- 10m3 đất phủ, thải từ 1-3m3 nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ.
Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn nảy sinh việc phát thải bụi từ các mỏ, đặc bid, Hg… làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người. Đã có những minh chứng cho điều này, người dân ở khu vực cảng Vũng Áng nhiều tháng nay khốn khổ, liên tục kêu cứu vì sự ô nhiễm bụi than nghiêm trọng từ bãi than khổng lồ của Tập đoàn Hoành Sơn ở ngay sát bến cảng Vũng Áng (Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Hay tại Cẩm Phả (Quảng Ninh) “doanh nghiệp "no" than, người dân "no" bụi” bởi các bãi khai thác thuộc Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Bụi bặm là vậy, nhưng các bãi thải hậu khai thác cũng là nỗi kinh hoàng nếu như ai đã trải qua trận lũ bùn tại phường Mông Dương (TP Cẩm Phả) trong tháng 7 vừa qua.
Đó là với ngành than là thế, còn với các mỏ khai thác kim loại thì cũng tạo ta vô vàn các “thảm họa môi trường”, điển hình là ô nhiễm môi trường do khai thác titan ven biển tại Bình Thuận. Theo Trung Tâm tư vấn và công nghệ môi trường- Tổng cục môi trường, năm 2014 Bình Thuận có trữ lượng Titan khoảng 60 tấn, chiếm 92% trữ lượng cả nước, chủ yếu phân bố rải rác trên diện tích 800km2 ven biển. Đó là thuận lợi, song cũng là điều khiến môi trường thiên nhiên tại đây bị “khai tử”.
Tình trạng khai thác trái phép diễn ra tràn lan, trên địa bàn toàn tỉnh có đến 67 dự án khai thác Titan song chỉ có 3 dự án là được cấp phép còn đâu toàn là “Titan tặc” điều này khiến cho việc quản lý khai thác sản lượng cũng như quản lý khắc phục môi trường sau khai thác chỉ là con số 0. Sau khi thỏa mãn cơn khát Titan, các cơ sở “quất ngựa truy phong” bỏ lại vô số các bãi đất chết, hang hố lồi, lõm tan hoang khắp bờ biển. Các doanh nghiệp vì lợi nhuận cũng không ngại dùng nước biển lọc quặng thô nên về lâu về dài vùng khai thác sẽ bị nhiễm mặn tới mức không thể trồng trọt. Khó khăn hơn cho người dân nơi đây là nguồn nước giếng bị ô nhiễm không thể sử dụng trong sinh hoạt. Sâu sa hơn từ việc khai thác Titan cũng làm biến mất các vùng đồi vốn làm nơi chắn gió, bảo vệ hoa màu rất tốt cho người dân, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm phóng xạ.
Ngoài ô nhiễm do khai thác Titan thì khai thác Boxit tại Tây Nguyên cũng gây rùm beng trong công luận. Theo PGSTS Nguyễn Đình Hòe (Hội bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam): muốn sản xuất 1 tấn alumina, phải khai thác ít nhất 2 tấn quặng bauxite và thải ra đến 1,5 tấn bùn đỏ. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Bauxite Nhân Cơ, nước thải và bùn thải có khối lượng tới 11 triệu m3/năm và sau 15 năm sẽ lên tới 8,7 triệu m3, từ đó dấy lên lo ngại khi các hồ chứa bùn đỏ tại các mỏ khai thác bauxite bị sói lở sẽ tràn ra sông suối và đổ về sông Đồng Nai- nguồn nước sinh hoạt của 12 triệu dân khu vực phía Nam sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Đó chỉ là một vài ví dụ điển hình được nhắc còn trong thực tế đã nổi lên hàng nghìn vụ lùm xùm giữa doanh nghiệp khai thác và người dân. Song “sống chết mặc bay tiền thầy vẫn đút túi”, sự bức xúc của người dân “thấp cổ bé họng” vẫn chỉ nằm im tại chỗ. Thiết nghĩ, ô nhiễm môi trường tồn tại ở mức độ nào Phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức doanh nghiệp trong khai thác và hậu khai thác. Bên cạnh đó, cũng theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường: Hoạt động khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh đã là tình trạng phổ biến ở nhiều nơi. Muốn quản lý tốt nguồn tài nguyên, ngành Tài nguyên- Môi trường cần xây dựng chiến lược khai thác đối với từng loại tài nguyên. Đồng thời, Bộ Tài nguyên- Môi trường cần có cơ chế giám sát công khai, minh bạch và người dân như một công cụ giám sát để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình khai thác. Có được sự kết hợp của cả 2 bên Doanh nghiệp- Nhà nước thì may ra trong nay mai chúng ta mới có thể không phải nghe nữa những tiếng kêu cứu của người dân, của môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.