Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Thứ bảy, 22/02/2025, 07:54:42 AM (GMT+7)
Hút cát ngoạm nát bờ sông Tiền 
(16:25:06 PM 04/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Người dân cồn Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu ở giữa sông Tiền đang phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ nguy cơ sạt lở khi ngày đêm đều có hàng trăm sà lan dày đặc hút cát trên sông.
>> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
Hàng trăm sà lan chờ lấy cát trên sông Tiền tại thị xã Tân Châu, An Giang đoạn giáp ranh với huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp và "Hà bá" đang từng ngày nuốt đất cồn Vĩnh Hòa, đe dọa sự sống và hoa màu của dân do tình trạng khai thác cát (ảnh nhỏ) - Ảnh: FC - QUANG ĐỊNH
Trong khi cơ quan chức năng siết chặt nạn khai thác cát lậu khiến nguồn cung khan hiếm, sà lan thương lái phải đậu chật kín để chờ lấy cát ở thủ phủ cát vùng thượng nguồn sông Tiền, khu vực trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang giáp ranh với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Nơi này chiều dài chỉ hơn 2km nhưng mỗi ngày có hàng trăm chiếc sà lan neo đậu chật kín cả sông dù hai bên bờ An Giang và Đồng Tháp chỉ có khoảng 6 xáng cạp múc cát.
Đối lập với hình ảnh hàng trăm sà lan đậu dày đặc sôi động khai thác cát là hình ảnh người dân cồn Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu ở giữa sông Tiền phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ nguy cơ sạt lở.
Bà con cho biết ngày trước cồn này dài khoảng 7km thì nay đã hẹp dần, đất đêm nào cũng sạt lở đến nỗi người dân phải di tản. Để giữ đất, bà con phải mua tấm cao su bao quanh đất ven sông nhằm phòng chống sạt lở.
“Nếu cho múc cát kiểu này hoài thì không bao lâu nữa cồn này sẽ biến mất thôi. Không biết bà con nơi này sẽ ở đâu và sống bằng nghề gì nữa?” - ông Nguyễn Văn Minh, sống ở cồn, than thở.
Một sà lan đầy cát chuẩn bị chở đi tiêu thụ, phía xa là hàng trăm sà lan chờ lấy cát
Xáng cạp liên tục ngoạm cát từ lòng sông Tiền cho sà lan chở đi tiêu thụ ở các tỉnh
Đất tại cù lao Vĩnh Hòa, ở giữa sông Tiền tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đoạn giáp ranh với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bị mất đi ngày càng nghiêm trọng
Để giữ nhà, anh Hòa và anh Lộc phải dùng tấm bạt để bao quanh bờ cồn không cho đất sạt lở
Hà bá đang từng ngày nuốt đất cồn Vĩnh Hòa, đe dọa sự sống và hoa màu của dân do tình trạng khai thác cát
Trong khi đó, người dân 5 xã đối thoại với lãnh đạo tỉnh An Giang đã đề nghị dừng nạo vét và khai thác cát khu vực rạch Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới Ảnh: Đức Vịnh
Hàng trăm sà lan chờ lấy cát trên sông Tiền tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đoạn giáp ranh với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
QUANG ĐỊNH - BỬU ĐẤU/báo Tuổi trẻ
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
-
Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
-
Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
-
Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
-
Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
-
Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
-
Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
-
Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
-
Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Ruối hơn 300 năm, có chu vi thân hơn 3 mét, cao 7 mét trong khuôn viên đình chùa thôn Hảo Quan, xã Đồng Lạc, (thuộc huyện Nam Sách – Hải Dương) được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào chiều 16/2/2025.
.jpg)