Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Hưng Yên: Bắt quả tang 3 tàu hút cát trái phép trên sông Hồng
(22:11:15 PM 09/12/2015)Hút cát trái phép trên sông Hồng
Các tàu hút cát gồm: Tàu TB 2791 do Đỗ Văn Nga trú tại Kim Bình, Kim Bảng (Hà Nam) điều khiển; chủ tàu là Vũ Văn Tuấn ở xã Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên). Hai tàu còn lại mang biển hiệu TB 1667 và NĐ 2219 đều do Vũ Chí Công ở xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên, làm chủ tàu. Các tàu này bị bắt quả tang khi đang hút cát lòng sông, tại vị trí cách bờ sông Hồng khoảng từ 300 đến hơn 500 m. Mỗi tàu có sức chứa từ hơn 100 đến gần 200 m3, là các tàu vận tải cũ ở tỉnh ngoài được các chủ tàu mua về, cải tạo lại thành tàu hút cát.
Tại thời điểm kiểm tra, các chủ tàu và lái tàu đều không xuất trình được hồ sơ, giấy tờ liên quan việc điều khiển phương tiện thủy nội địa; không có giấy tờ đủ điều kiện cấp phép khai thác cát. Vị trí các tàu đang hút không nằm trong bãi khai thác cát đã được quy hoạch và nhà nước cấp phép khai thác cho doanh nghiệp. Theo ước tính, mỗi đêm một tàu hút được từ 5 đến 6 chuyến, với hàng nghìn m3 cát để bán lại cho các chủ bến bãi trong khu vực.
Lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã bàn giao hồ sơ, phương tiện cùng tang vật vi phạm cho Công an thành phố Hưng Yên hoàn tất các thủ tục, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.