»

Thứ năm, 23/01/2025, 00:13:57 AM (GMT+7)

Hết hạn khai thác 5 năm, doanh nghiệp không đóng cửa mỏ

(08:39:44 AM 10/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Mỏ vàng sa khoáng Tốc Lù, thuộc xã địa bàn Kim Hỷ, huyện Na Rì (Bắc Kạn) được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp phép khai thác tận thu cho Công ty cổ phần Tấn Thành có thời hạn từ tháng 9/2005 đến tháng 9/2008, đến nay đã hết hạn 5 năm nhưng khu vực mỏ vẫn nham nhở những hố to, nhỏ; lãng phí đất đai sản xuất, môi trường bị ảnh hưởng. Người dân địa phương cũng như chính quyền các cấp đều rất bức xúc, nhưng lãnh đạo doanh nghiệp bặt vô âm tín.

Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)

 

Bà Võ Thị Nghĩa, Trưởng Phòng Tài nguyên khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn cho biết: Sau khi hết hạn khai thác, Công ty Tấn Thành đã có Đề án đóng cửa mỏ vàng sa khoáng Tốc Lù và được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định 3525/QĐ-UBND (17/11/2009).  

 

Theo đó, Công ty Tấn Thành phải san gạt các hố moong, bãi thải của mỏ tạo tam cấp: Cấp 1 có diện tích 6,4 ha để canh tác nông nghiệp; cấp 2 thoát lũ; cấp 3 dòng suối; nắm dòng suối vào chân núi phía Nam của mỏ; kè đá trước hang Tốc Lù ngăn cây cối, rác chảy vào hang, tạo hồ chứa nước trước hang diện tích 1 ha. Chi phí thực hiện là 1,2 tỷ đồng, từ nguồn của Công ty và phải hoàn thành trong vòng 12 tháng (hết ngày 17/11/2010). 

 

Tuy nhiên, Công ty Tấn Thành không có động thái thực hiện việc hoàn thổ, đóng cửa mỏ để bàn giao đất cho dân sản xuất, đảm bảo môi trường, cảnh quan của khu vực như cam kết. Đặc biệt hơn, công ty này đã bán văn phòng của mình ở địa bàn huyện Bạch Thông, Bắc Kạn. Các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Kạn không biết doanh nghiệp này đã bỏ đi đâu. 

 

Bà Nghĩa cho biết: Thấy Công ty Tấn Thành không làm gì, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần gửi thông báo cho Công ty đến làm việc, nhưng không ai đến. Tìm hiểu sự việc mới biết là Công ty này đã bán trụ sở, tìm đến tận gia đình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đức Yên tại Bắc Ninh cũng không gặp; Giám đốc Công ty là Hà Vũ Trọng, quê ở Cao Bằng thì không thể liên lạc được.  

 

Trước tình hình đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo công an điều tra, tìm tung tích lãnh đạo doanh nghiệp. Đến tháng 11/2012, Công an tỉnh Bắc Kạn phát hiện Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đức Yên ở trên mỏ vàng Ma Nu, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cử người đến tận nơi đưa giấy mời ông Yên mới đến Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn làm việc.  

 

Tại buổi làm việc vào ngày 20/11/2012, ông Yên đã khẳng định trách nhiệm hoàn thổ mỏ Tốc Lù là của Công ty Tấn Thành và cam kết sẽ hoàn thành việc hoàn thổ trong năm 2013. Tuy nhiên, cho đến nay Công ty này vẫn chưa có động thái gì trong việc thực hiện hoàn thổ. 

 

Bà Võ Thị Nghĩa cho biết thêm: Trong năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã 5 lần gửi công văn yêu cầu lãnh đạo Công ty Tấn Thành đến làm việc nhưng công ty này vẫn không cử ai đến. Gần như các cuộc điện thoại đều không liên lạc được. Một lần duy nhất ông Yên nghe máy nhưng lại cáo ốm nên không đến làm việc. 

 

Chủ tịch UBND huyện Na Rì và chủ tịch UBND xã Kim Hỷ đều rất bức xúc trước việc chây ỳ của Công ty Tấn Thành trong việc đóng cửa mỏ. Theo ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch UBND huyện Na Rì thì việc chậm thực hiện đóng cửa mỏ Tốc Lù gây nhiều hệ lụy. Ngoài việc không giao được đất cho người dân sản xuất, ảnh hưởng môi trường cảnh quan, ảnh hưởng dòng chảy, gây ngập úng, Công ty Tấn Thành còn để lại những lán trại, thùng container là nơi trú ngụ của những phần tử khai thác vàng trái phép tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. 

 

Theo Chủ tịch UBND xã Kim Hỷ thì trong khu vực mỏ vàng Tốc Lù thường xuyên có trên 100 người tham gia khai thác vàng trái phép, có cả người địa phương và người từ nơi khác đến. Trong một lần đi kiểm tra thực tế của đoàn công tác do ông Lý Thái Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức, đoàn đã đếm được 86 xe máy các loại tại khu vực này.  

 

Theo báo cáo của UBND huyện Na Rì thì trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ còn rất nhiều địa điểm có hoạt động khai thác vàng trái phép, mỗi điểm có từ 1 - 5 lán. Riêng khu vực Tốc Lù có trên 30 người địa phương và 55 người từ nơi khác đến khai thác vàng trái phép và đang ở trong lán của Công ty Tấn Thành. 

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lý Thái Hải đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Kiểm lâm, lãnh đạo các xã, huyện thông báo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty Tấn Thành thực hiện việc hoàn thổ như quy định; thống kê tài sản trên địa phận mỏ Tốc Lù để đề xuất giải pháp thu hồi và xử lý triệt để. Nếu công ty không hoàn thành việc hoàn thổ đúng thời hạn cam kết thì phải có đề xuất giải pháp mạnh để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm đối với Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc công ty này. 

 

BTV (tổng hợp)
Từ khóa liên quan: mỏ vàng, sa khoáng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hết hạn khai thác 5 năm, doanh nghiệp không đóng cửa mỏ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI