»

Thứ năm, 23/01/2025, 05:39:02 AM (GMT+7)

Hậu khai thác khoáng sản ở Đồng Nai: Doanh nghiệp thờ ơ khôi phục môi trường

(17:37:48 PM 20/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Cuối năm 2010, mỏ đá Hóa An (xã Hóa An, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chính thức đóng cửa sau 20 năm khai thác. Gần 2 năm trôi qua, đơn vị khai thác là Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa vẫn trì hoãn trách nhiệm khắc phục môi trường. Thời gian gần đây, dư luận thêm một lần bức xúc vì doanh nghiệp ồ ạt đốn hạ cây xanh – tài sản của Nhà nước.

Hậu khai thác khoáng sản ở Đồng Nai: Doanh nghiệp thờ ơ khôi phục môi trường- Ảnh minh họa IE



Năm 1990, mỏ đá Hóa An – một trong những mỏ đá lớn nhất tại Đồng Nai được cấp phép khai thác, đằng đẵng 20 năm, người dân các xã, phường lân cận mỏ đá phải sống chung với bụi, tiếng ồn; đường làng bị băm nát. Ông Nguyễn Văn Cảnh (một hộ dân ở gần mỏ đá) chia sẻ: Mỏ đá ngừng khai thác, nghe họ bảo là sẽ làm lại đường, rồi quy hoạch thành khu du lịch. Người dân ai cũng mừng như "mở cờ trong bụng", nhưng nay thì thấy đó chỉ là bánh vẽ.

Hoang tàn. Đó là thực trạng khi chúng tôi tiếp cận mỏ đá Hóa An. Sau khai thác, mỏ đá bỏ hoang với vực sâu hun hút, xung quanh ngổn ngang đất cát. “Hút” cạn tài nguyên, để lại "hố tử thần" sâu cả trăm mét, nhưng doanh nghiệp lại rào chắn trên miệng hố bằng dây thép gai, nhiều đoạn dây thép đã gỉ nát, không có tác dụng bảo vệ. Bà Trần Thị Tươi (xã Hóa An) bức xúc: Họ rào chắn sơ sài nên nhiều vật nuôi của người dân vùng này rơi xuống hố, chết dưới đó. Lo nhất là tính mạng con người, dù chưa có tai nạn nào xảy ra, nhưng người mà rơi xuống hố sâu hơn trăm mét thì sống thế nào được. Đường làng bao năm xe chở đá nghiền nát, đến giờ vẫn chưa thấy sửa chữa.

Không những thờ ơ với việc khắc phục môi trường, theo người dân sống gần mỏ đá, từ giữa tháng 8/2013, đã chứng kiến người của Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (Công ty xây dựng và Sản xuất vật liệu Biên Hòa) đến chặt cây chở đi nên đã gọi điện báo với chính quyền địa phương. Tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận nhiều cây xanh, đường kính từ 20 – 45 cm quanh mỏ đá đã bị triệt hạ, có gốc cây còn hằn vết cưa, gốc đã mọc chồi xanh. Theo tìm hiểu được biết, cây xanh quanh mỏ đá được trồng trong giai đoạn đầu mỏ khai thác, với mục đích ngăn bụi và góp phần khắc phục môi trường sau khi đóng cửa mỏ. Những cây này thuộc sự quản lý của các đơn vị chức năng thành phố Biên Hòa và Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai.

Về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ với ông Huỳnh Kim Vũ, Giám đốc Công ty xây dựng và Sản xuất vật liệu Biên Hòa để tìm hiểu. Tuy nhiên ông Vũ từ chối trả lời với những lý do như “đang bận”, “đang xin ý kiến của cấp trên”.

Theo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai, sau khi nhận được thông tin về tình trạng doanh nghiệp triệt hạ cây xanh quanh mỏ đá Hóa An, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra, làm rõ. Đại diện Sở cho biết, thực tế số cây xanh mà Công ty xây dựng và Sản xuất vật liệu Biên Hòa trồng từ trước tới nay chưa đủ để khắc phục môi trường. Thay vì tiếp tục trồng thêm, doanh nghiệp lại chặt phá cây xanh. Hành vi này chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm.

Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai phân tích: Luật Khoáng sản quy định các vùng khai thác khoáng sản gây hư hỏng đường, ô nhiễm môi trường do bụi, các công ty khai thác buộc phải sửa chữa và khắc phục. Bên cạnh đó, tại các vùng bị ô nhiễm, địa phương có thể làm các dự án cải tạo môi trường để được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn phí bảo vệ môi trường . Về nguyên tắc, việc Công ty xây dựng và Sản xuất vật liệu Biên Hòa tự ý chặt cây xanh ở mỏ đá Hóa An là không đúng. Hiện Thanh tra Sở đang kiểm tra, xem xét, làm rõ mức độ vi phạm của công ty để báo cáo UBND tỉnh.

Thống kê của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có 41 mỏ khoáng sản đã khai thác xong (trong đó thành phố Biên Hòa có 9 mỏ). Các mỏ khoáng sản ở Đồng Nai là mỏ chìm nên sau khi khai thác, nơi đó trở thành các hố sâu từ vài chục đến cả trăm mét. Đa số các công ty chưa nghiêm chỉnh thực hiện việc hoàn nguyên môi trường nên sau khi khai thác xong khoáng sản, chỉ rào bằng dây thép hoặc lưới thép phần trên miệng hố. Riêng tại thành phố Biên Hòa, qua rà soát, Sở đánh giá doanh nghiệp chậm phục hồi môi trường và đã có văn bản nhắc nhở.

Theo ông Trương Văn Vở, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, tại cuộc họp mới đây ông đã đề nghị UBND tỉnh có báo cáo làm rõ không chỉ hành vi chặt hạ cây xanh sai quy định mà cả quá trình bảo vệ môi trường trong và sau khai thác tại mỏ đá Hóa An. Việc khắc phục môi trường tại các mỏ đá và bảo vệ môi trường nói chung trên địa bàn Đồng Nai đang là vấn đề “nóng”.

Công Phong
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hậu khai thác khoáng sản ở Đồng Nai: Doanh nghiệp thờ ơ khôi phục môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI