»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:35:54 PM (GMT+7)

Hậu Giang quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản

(09:11:53 AM 18/01/2015)
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt "Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”.

Hậu[-]Giang[-]quy[-]hoạch[-]thăm[-]dò,[-]khai[-]thác[-]và[-]sử[-]dụng[-]khoáng[-]sản

Ảnh minh họa: TL


Quy hoạch nhằm mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản; huy động các nguồn lực khai thác, chế biến khoáng sản đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là khoáng sản vật liệu xây dựng, gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.


Bên cạnh thực hiện các giải pháp chính sách, vốn và công nghệ, nguồn lực bảo vệ môi trường, tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản đối với tổ chức, cá nhân theo quy định; xử lý những trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, liên quan đến an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự. Tỉnh cũng củng cố, hoàn thiện bộ phận chuyên môn quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản của ngành Tài nguyên và môi trường từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở cơ sở ; hoàn thiện, bố trí biên chế thanh tra chuyên ngành khoáng sản; hướng dẫn lập thủ tục cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn theo quy định của pháp luật…

Toàn tỉnh Hậu Giang có 11 khu vực được đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do UBND tỉnh quản lý với tổng diện tích 1.405 ha ở huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Châu Thành, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh. Trong đó, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm cát dưới lòng sông Hậu có nhiều tạp chất, hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85% không đủ tiêu chuẩn cho xây dựng, dùng để san lấp nền; đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; các loại sét (trừ sét bentonic, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, ximăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; riêng than bùn được hình thành do cây cỏ mục nát, phân hủy trong các đầm lầy và dưới lòng sông với việc tạo thành của tam giác châu thổ sông Cửu Long cách đây hàng chục nghìn năm.

Việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn là cơ sở khoa học, điều kiện giúp Hậu Giang quản lý, khai thác khoáng sản hợp lý, mang lại giá trị kinh tế cao và bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn .

Huỳnh Sử
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hậu Giang quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI