»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:20:19 PM (GMT+7)

Hàng chục năm không dẹp nổi “cát tặc”

(10:52:21 AM 11/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Không chỉ khai thác trộm, “cát tặc” sông Cà Lồ (Hà Nội) hoạt động suốt chục năm qua, gây ra hàng loạt hậu quả xấu trên địa bàn bị khai thác cát.

 

 

 

Tàu hút cát trộm giữa ban ngày trên sông Cà Lồ (Hà Nội) - Ảnh: Xuân Long

 

Nhắc đến nạn khai thác cát trái phép dưới lòng sông Cà Lồ, ông Nguyễn Hữu Tửu (thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) ví nạn “cát tặc” giống như khối u nhức nhối mà cả chục năm qua vẫn loay hoay không sao dẹp nổi.

 

Trên cánh đồng bãi bồi rộng cả trăm hecta của hai thôn Yên Phú và Xuân Lai, những thửa ruộng sát mép sông đều bị lở, không canh tác. Ông Tửu bảo diện tích đất bãi bây giờ không còn nhiều như ngày trước, một phần người dân lo sợ ruộng bãi đổ ụp xuống lòng sông bất ngờ nên không dám canh tác, trong đó nguyên nhân chính là do đội quân hút cát đào rỗng chân bãi, khiến bãi bồi ụp đổ dần xuống lòng sông theo năm tháng.

 

Chống trả công an

Sáng 1-5-2009, tổ công tác đường thủy thuộc Phòng CSGT tỉnh Bắc Giang tuần tra trên tuyến sông Thương đoạn qua địa phận xã Dương Đức, huyện Lạng Giang phát hiện ba tàu đang khai thác cát.

Khi tổ công tác áp sát tàu, tiến hành kiểm tra, nhóm người đang khai thác cát trên ba tàu (khoảng 20 người) dùng dao, gậy chống trả quyết liệt, không cho tàu công an áp mạn, buộc lực lượng phải nổ súng hơi cay bắn cảnh cáo. Dù vậy, nhóm khai thác cát vẫn tiếp tục tấn công dữ dội làm một chiến sĩ công an tử nạn, ba người bị thương.

Tại khu vực bãi Mom, nơi được coi là điểm nóng về nạn khai thác cát trái phép của xã Xuân Thu, người dân hai thôn Yên Phú, Xuân Lai nhẩm tính sơ tại đây đã mất cả chục hecta đất bãi. “Hơn 20 thuyền cát của các chủ thuyền trong xã hút liên tục cả ngày lẫn đêm. Nhiều đoạn cả hai bên bờ bãi đều bị xói lở, bốn bề bờ bãi bị đào ruỗng. Kỳ họp nào của xã chúng tôi cũng nói nhưng sau đó đâu lại nguyên đó” - ông Tửu bức xúc.

 

Theo chủ tịch UBND xã Xuân Thu Nguyễn Văn Thi, toàn bộ số tàu thuyền hút cát của các đầu nậu trong xã đều không có đơn vị nào cấp phép hoạt động. Gần như tất cả số thuyền này đều thuê lao động phổ thông trực tiếp đứng ra làm, hoạt động rất âm thầm, vừa làm vừa nghỉ nên rất khó trị.

 

Theo chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Nguyễn Văn Nguyệt, năm 2010 đã kiểm tra nhiều đợt, tịch thu toàn bộ máy móc của sáu thuyền vi phạm nhưng việc kiểm tra, bắt quả tang các thuyền hút cát trộm vẫn còn rất hạn chế. Khi thấy lực lượng chức năng, lập tức chủ thuyền cho thu ống hút, cả quân và thuyền “nằm chơi”, thậm chí tháo chạy sang địa bàn xã khác, huyện khác nên không thể vây bắt được.

 

Không chỉ đoạn sông qua địa phận xã Xuân Thu, tại nhiều điểm trên các tuyến sông Cà Lồ, sông Hồng, sông Đuống thuộc địa phận Hà Nội, nơi đâu cũng thấy các chủ thuyền tranh thủ “nghỉ chân” hút cát dưới lòng sông. Nhiều điểm đã bị xói lở nghiêm trọng, cuốn trôi cả nhà dân như tại điểm hút cát trên sông Đuống thuộc địa phận thị trấn Yên Viên (huyện Gia Lâm). Tình trạng tương tự cũng diễn ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ở cả ba sông Thương, sông Lục Nam, sông Cầu.

 

M.QUANG - X.LONG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hàng chục năm không dẹp nổi “cát tặc”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI