»

Thứ năm, 21/11/2024, 11:37:28 AM (GMT+7)

Hà Nội siết chặt hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản

(22:53:20 PM 12/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Nhiều năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Hà Nội chưa phát huy hiệu quả, còn rất nhiều tồn tại, bất cập. Đặc biệt tình trạng khai thác cát trái phép dưới lòng sông vẫn diễn ra khá phổ biến đòi hỏi các cấp chính quyền và cơ quan quản lý của Hà Nội phải vào cuộc xử lý kiên quyết, dứt điểm, tránh tình trạng vi phạm, “tái diễn” kéo dài.

Hà[-]Nội[-]siết[-]chặt[-]hoạt[-]động[-]quản[-]lý,[-]khai[-]thác[-]khoáng[-]sản

Cần siết chặt hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản -Ảnh: TL


Theo thống kê, toàn thành phố hiện có khoảng 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, trong đó có 12 đơn vị khai thác đá, còn lại là các đơn vị khai thác cát, trung chuyển vật liệu xây dựng. Từ thực tế kiểm tra tại 14 đơn vị mới đây cho thấy, hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn chủ yếu dưới hình thức hút cát từ lòng sông đưa lên tàu vận chuyển tới bãi chứa ven bờ. Do đó, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ làm thất thoát tài nguyên, vi phạm an toàn giao thông đường thủy, vi phạm pháp luật về khoáng sản, mà còn tạo ra nguy cơ sạt lở bờ sông, ảnh hưởng dòng chảy và hệ thống đê kè cũng như gây ô nhiễm môi trường khu vực. Đáng lưu ý, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường của hầu hết các đơn vị khai thác còn rất hạn chế; vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại các khu khai thác mỏ đá cũng không được quan tâm, thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết. Trong khi đó, công tác quản lý khoáng sản, đất đai tại một số địa phương bị buông lỏng kéo dài, đặc biệt việc xử lý còn thiếu kiên quyết, chưa triệt để.


Trước thực trạng trên, để triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương áp dụng những biện pháp “mạnh” nhằm “siết chặt” hoạt động quản lý, khai thác trong lĩnh vực này.


Thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương phối hợp với các sở, ngành liên quan và các quận, huyện, thị xã lập kế hoạch thanh tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động khai thác khoáng sản của các đơn vị; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động hoặc tham mưu cho thành phố thu hồi giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý, giám sát theo quy định đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm trên các tuyến sông. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước thành phố nếu để tình trạng lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép.


Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, năm 2016, để khai thác và sử dụng hợp lý cát tại các bãi nổi sông Hồng, Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho 5 khu vực trên địa bàn. Đó là các điểm: Bãi nổi sông Hồng thuộc xã Đông Quang, huyện Ba Vì (diện tích 5,4ha, nằm trong mỏ Cam Thượng, tiềm năng 1,88 triệu m3); lô 1 và 2, bãi nổi sông Hồng, xã Phú Châu, huyện Ba Vì (mỗi lô 25ha, nằm trong mỏ Phú Châu, tiềm năng 6,6 triệu m3); lô 3, bãi nổi sông Hồng, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng (16,5ha, nằm trong mỏ Hồng Hà, tiềm năng 2,44 triệu m3); và cát san lấp tại xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn (24,6ha, thuộc mỏ cát Tân Hưng, tiềm năng 809.316 m3).


Các điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản này đều nằm trong Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020. Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ cụ thể cho từng khu vực, bao gồm: Đo đạc xác định vị trí, diện tích, đánh giá tiềm năng khoáng sản; xây dựng quy chế đấu giá, xác định giá khởi điểm, tiền đặt trước cho từng mỏ khoáng sản đưa ra đấu giá đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng đề nghị các huyện Ba Vì, Đan Phượng và Sóc Sơn tổ chức chỉ đạo thực hiện việc bảo vệ mặt bằng, mốc giới khu đấu giá, đảm bảo nguyên trạng để bàn giao cho tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Minh Nghĩa
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội siết chặt hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI