»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:21:35 PM (GMT+7)

Điều chỉnh việc khai thác khoáng sản theo hướng tiết kiệm và hiệu quả

(09:39:58 AM 07/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/3, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP tại 63 tỉnh, thành trên cả nước, thu hút đông đảo các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực khoáng sản tham gia.

Ảnh minh hoạ IE


Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Nghị định số 203 ra đời để hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 là đúng lộ trình và cấp thiết hiện nay. Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của doanh nghiệp là phù hợp pháp lý và chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đây là một chính sách mới, nhằm điều chỉnh việc khai thác khoáng sản theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; đồng thời tạo điều kiện để đầu tư cho hạ tầng cơ sở, an sinh xã hội, cải tạo môi trường và những hệ lụy khác do khai thác khoáng sản gây ra cho địa phương. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản với trách nhiệm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, sẽ nâng cao ý thức trong viêc đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nâng cao trình độ chuyên môn để khai thác có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao nhất.


Khi triển khai xây dựng Dự thảo Nghị định số 203 cho thấy, sự thống nhất về mặt nhận thức, hiểu rõ về cách làm trong toàn bộ hệ thống là chìa khóa để triển khai thành công nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, đã được quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010 vốn được coi là việc khó. Chính vì vậy, Hội nghị lần này giúp cho các cán bộ, công chức các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên cả nước cùng thống nhất về cách hiểu, cách làm trong việc triển khai quy định của Nghị định số 203 của Chính phủ; giải đáp những khúc mắc của địa phương liên quan đến việc thực hiện Nghị định; những vướng mắc trong quá trình thực hiện tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; sớm đưa công tác tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đi vào ổn định, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.


Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận 4 chủ đề chính là những quy định chung; mức thu; phương pháp tính và phương pháp thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; một số điểm cần chú ý, các vị dụ về cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.


Các đại biểu cũng cho rằng, một số trường hợp doanh nghiệp được cấp quyền khai thác khoản sản nhưng do lý do bất khả kháng, khiến doanh nghiệp không thể tiếp tục khai thác khoáng sản, thì quy định việc hoàn trả và quy trình hoàn trả tiền cho doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào? Bên cạnh đó, qua công thức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì thông số Q (trữ lượng tính tiền cấp quyền khoáng sản), G (giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản). Nhưng thực tế trên địa bàn các tỉnh từ trước đến nay giá được tính theo sản phẩm thành phẩm nên rất khó để quy đổi sang tính theo trữ lượng khoáng sản, nên cũng cần có hướng dẫn quy định cách tính tiền quy đổi thành phẩm một cách cụ thể.


Đại biểu tỉnh Bắc Cạn nêu rõ: Khoản 2 Điều 7, cách tính giá trung bình của các khoáng sản ở địa phương có trường hợp được phê duyệt cấp phép khoáng sản là cát, nhưng trong khi khai thác lại phát hiện có khoáng sản vàng đi kèm, vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể về cách tính tiền cấp quyền khai thác cho loại khoáng sản này.


Đại biểu tỉnh Cao Bằng cũng cho biết, trong công thức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có thông số về trữ lượng địa chất, giấy phép thuộc thẩm quyền tỉnh cấp trước 1/7/2011 do các tài liệu thăm dò ít, nên các trữ lượng trong văn bản từ trước đến nay không cụ thể. Do vậy theo Nghị định số 203 của Chính phủ, sẽ rất khó khăn trong việc thể hiện trữ lượng khoáng sản và tính toán trữ lượng địa chất này một cách chính xác nhất.


Luật Khoáng sản năm 2010 ra đời và có hiệu lực, là dấu mốc rất quan trọng trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, thay thế Luật Khoáng sản năm 1996. Luật Khoáng sản 2010 được xây dựng với chủ trương không khuyến khích khai thác khoáng sản không tuân thủ quy hoạch, không có hiệu quả; chỉ khai thác khoáng sản khi đảm bảo tuân thủ quy hoạch thống nhất từ Trung ương đến địa phương; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản; khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định được đầu tư. Do đó, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, là những quy định nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản nêu trên.

 

Lý Thanh Hương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Điều chỉnh việc khai thác khoáng sản theo hướng tiết kiệm và hiệu quả

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI