»

Thứ hai, 20/01/2025, 20:59:53 PM (GMT+7)

Đấu tranh không để titan “chảy máu”

(08:31:58 AM 25/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Sau khi UBND tỉnh Bình Định ban hành văn bản (số 3491/UBND-KTN ngày 21/10/2011) cấm xuất khẩu titan thô ra khỏi địa bàn tỉnh, lập tức có 8 doanh nghiệp đệ đơn kêu cứu và cho rằng đây là kiểu “ngăn sông cấm chợ”. Tuy nhiên, ngày 24/10, khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đối thoại với các doanh nghiệp khai thác titan thì mọi việc lại khác.

 

Rừng phòng hộ tại huyện Phù Cát bị tàn phá do khai thác titan.

 

Các doanh nghiệp cho rằng việc cấm xuất bán titan thô ra ngoài địa bàn tỉnh Bình Định đã làm số lượng titan thô khai thác được trong thời gian qua bị tồn kho rất nhiều nhưng các nhà máy chế biến tinh không mua hoặc thu mua với giá thấp so thị trường. Đây là một kiểu “ngăn sông cấm chợ”, tước quyền tự do chọn lựa khách hàng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường...

 

Tuy nhiên, đại diện Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn cho biết: “Chúng tôi liên hệ với các doanh nghiệp khai thác titan thô thì họ đều bảo đã ký kết hợp đồng bán ra ngoài. Khi đàm phán về giá cả, các doanh nghiệp bán nguyên liệu cứ đòi bán “giá trên trời, giá chợ đen”. Từ nay đến cuối năm chúng tôi còn cần đến 20.000 tấn nguyên liệu. Ai cần bán thì xin mời liên hệ”.

 

Ông Ngô Văn Tổng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định nói thêm: “Hiện nhà máy sản xuất xỉ titan của chúng tôi đã nâng công suất lên hơn 21.000 tấn nên mỗi năm nhu cầu sử dụng nguyên liệu lên đến 40.000-50.000 tấn. Sang năm 2012, nếu Nhà nước tiếp tục cho xuất khẩu, Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định sẽ đăng ký mua 30.000 tấn nguyên liệu titan thô. Chúng tôi sẵn sang mua nguyên liệu, chỉ e không có titan thô để mua”.

 

Theo ông Hồ Quốc Dũng, một số doanh nghiệp khi được cấp phép không đầu tư thiết bị tuyển tinh, chỉ xuất bán thô với giá thấp. Một số đơn vị mua, vận chuyển bằng cả đường thủy, đường bộ, đường sắt rồi xuất lậu sang Trung Quốc. Ông Dũng khẳng định: “Còn có trường hợp nhiều doanh nghiệp xin được giấy phép khai thác titan rồi sang nhượng để kiếm “tiền tươi” chứ không tổ chức sản xuất. Chúng tôi sẽ thu hồi những dự án nhỏ lẻ không đủ năng lực tài chính đầu tư chế biến tinh”.

 

Tính đến hết tháng 6-2011, trên địa bàn Bình Định có 31 đơn vị được Bộ TN-MT và UBND tỉnh cấp 51 giấy phép thăm dò, khai thác sa khoáng titan với tổng công suất thiết kế 620.000 tấn/năm. Tổng diện tích thăm dò, khai thác hơn 3.530ha, tập trung chủ yếu ở các xã ven biển thuộc huyện Phù Mỹ, Phù Cát và TP Quy Nhơn.

H.Trọng (SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đấu tranh không để titan “chảy máu”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI