»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:18:03 AM (GMT+7)

Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam

(14:18:30 PM 04/04/2012)
(Tin Môi Trường) - Tại Hội thảo thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Vinh-Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho rằng, để có chiến lược về chính sách sử dụng tiết kiệm hợp lý nhất tài nguyên khoáng sản, cần nhìn nhận và đánh giá tài nguyên khoáng sản của nước ta trong bối cảnh khoáng sản thế giới.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Vinh khẳng định: Nước ta có tới 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí, than, urani, địa nhiệt), khoáng sản không phải kim loại, vật liệu xây dựng đến khoáng sản kim loại. Nhưng không giàu về tài nguyên khoáng sản vì hầu hết các khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không lớn, lại phân bổ tản mát thiếu tập trung. 


Chẳng hạn loại khoáng sản năng lượng như dầu khí, nếu không phát hiện thêm trữ lượng thì với sản lượng khai thác như hiện nay chỉ vài ba chục năm nữa sẽ hết nguồn khai thác. Còn than ở đất liền cũng đã cạn kiệt dần, đang và sẽ phải nhập khẩu mới bảo đảm được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nguồn than nằm dưới sâu đồng bằng sồng Hồng có trữ lượng lớn tới vài trăm tỷ tấn, nhưng vấn đề công nghệ trong khai thác rất phức tạp chưa giải quyết được, nếu khai thác sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và an sinh xã hội, trong khi tiềm năng urani và địa nhiệt của nước ta không đáng kể. 


Về loại khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng tuy có nhiều nhưng chỉ sử dụng trong nước, do không có giá trị kinh tế cao và trên thế giới nhu cầu về loại khoáng sản này không nhiều. Loại khoáng sản kim loại như vàng, bạc, đồng, chì, kẽm...của nước ta có rất ít, không đáp ứng được các nhu cầu trong nước trong thời gian tới. Những loại khoáng sản quý này trên thế giới cũng đang cạn kiệt dần. 


Tuy vậy, Việt Nam cũng có 3 loại khoáng sản có trữ lượng lớn là bauxit, đất hiếm và quặng titan, song trên thế giới cũng có trữ lượng dồi dào và phải hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm vẫn chưa dùng hết. Cụ thể như bauxit trên thế giới có 55 tỷ tấn, Việt Nam có hơn 6 tỷ tấn; mỗi năm cả thế giới chỉ cần 200 triệu tấn, như vậy phải 275 năm nữa mới khai thác hết. 

 
Việt Nam có trên 6 tỷ tấn boxit 


Đất hiếm trên thế giới có 150 triệu tấn, Việt Nam có hơn 10 triệu tấn, mỗi năm cần 135.000 tấn. Do đó phải hơn 100 năm nữa mới khai thác hết. Gần đây, Nhật Bản phát hiện ở đáy Thái Bình Dương có khoảng 100 tỷ tấn đất hiếm, nếu vậy thì hàng nghìn năm nữa thế giới vẫn không lo thiếu thứ khoáng sản này. 


Quặng titan trên thế giới có khoảng 2 tỷ tấn, Việt Nam dự báo có khoảng 600 triệu tấn. Hàng năm cả thế giới chỉ cần hơn 6 triệu tấn nên phải hàng trăm năm nữa mới hết. Gần đây Paraguay phát hiện khoảng 20 tỷ tấn, cho nên hàng nghìn năm nữa thế giới vẫn không lo thiếu quặng ti tan. 


Qua đó, Việt Nam cần sớm có một chiến lược về chính sách sử dụng tiết kiệm hợp lý nhất tài nguyên khoáng sản của đất nước, để bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ hiệu quả môi trường, an sinh xã hội. Trước mắt, phải giảm thiểu tiến tới xóa bỏ tình trạng xuất khẩu thô tiểu ngạch các loại khoáng sản đồng, chì, kẽm, antimon, than...dẫn đến cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của đất nước. 


Ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật Khoáng sản sửa đổi thực thi từ ngày 1/7/2011, các Bộ, ngành chức năng và địa phương phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt việc cấp giấy phép khai thác mỏ mới. Thậm chí cần hạn chế và tiến tới cấm khai thác xuất khẩu loại khoáng sản Việt Nam không có nhiều, như khoáng sản kim loại để dành cho tiêu thụ trong nước. 


Nhằm đảm bảo nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước, Chính phủ rà soát tổng thể lại các quy hoạch đối với từng loại khoáng sản; có kế hoạch khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý phục vụ cho phát triển đất nước trước mắt và lâu dài, tránh tình trạng khai thác tràn lan, xuất khẩu khoáng sản thô không qua chế biến, xuất khẩu tiểu ngạch dẫn đến nạn “than thổ phỉ” hoặc “quặng tặc”...làm lãng phí tài nguyên và gây mất an ninh trật tự xã hội.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI