»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:29:26 PM (GMT+7)

Đắk Lắk: Cần ngăn chặn tình trạng tập kết cát trái phép tại chân cầu Giang Sơn

(07:10:35 AM 07/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Tại khu vực chân cầu Giang Sơn thuộc địa bàn hai huyện Cư Kuin và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk hiện có hàng chục doanh nghiệp khai thác, tập kết, vận chuyển cát xây dựng trái phép, xâm hại nghiêm trọng đến cầu Giang Sơn.

Ảnh: TL


Cầu Giang Sơn là cây cầu huyết mạch nằm trên tuyến Quốc lộ 27, nối liền hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng được xây dựng từ năm 1995. Cầu Giang Sơn được các ngành chức năng xác định là cây cầu yếu. Cầu được xây ở địa hình dốc, mùa mưa lũ nước sông Krông Ana dâng cao, chảy xiết khiến cho cây cầu bị xuống cấp nghiêm trọng. Việc hút cát làm lòng sông xoáy sâu, hiện tượng sạt, lở đất hai bên chân cầu đã xảy ra.

Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã cấp phép cho một đơn vị khai thác cát trên sông Krông Ana là Công Ty Cổ phần vật liệu xây dựng Tây Nguyên. Tuy nhiên trên thực tế có hàng chục doanh nghiệp không được cấp phép vẫn ngang nhiên khai thác cát trái phép ở khu vực này. Các doanh nghiệp còn biến diện tích hai bên chân cầu Giang Sơn thành điểm tập kết cát, ngày đêm dùng máy xúc, máy ủi đào bới, xúc cát hai bên chân cầu. Cầu Giang Sơn chỉ cho phép xe có trọng tải dưới 20 tấn lưu thông nhưng do tập kết cát trái phép ngay chân cầu nên ngày đêm có hàng trăm lượt xe qua lại cây cầu này. Vì lợi ích của doanh nghiệp, nhiều xe đã chở vượt trọng tải 40-50 tấn. “Mỗi khi có xe chở cát chạy qua, cây cầu rung lắc mạnh, sợ lắm”- Chị Nguyễn Thị Tình xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin chia sẻ.

Ông Đinh Công Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin cho biết: Tỉnh đã đồng ý chủ trương cho phép UBND huyện quy hoạch diện tích đất, lập bãi tập kết cát tại thôn Giang Sơn với diện tích 10,6ha, thuộc các thửa đất 33, 39, 40, 44 và 55, cách cầu Giang Sơn 1 km về phía hạ nguồn. Trong thời gian chưa kịp triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng bãi tập kết cát, để kịp thời đảm bảo an toàn cho cầu Giang Sơn trong mùa mưa lũ, UBND huyện Cư Kuin đã có văn bản yêu cầu các đơn vị khai thác cát tạm thời sử dụng 2 bãi tập kết cát cách cầu Giang Sơn 100-200m và cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn theo quy định. Sau khi có văn bản của UBND xã một số doanh nghiệp trên địa bàn xã đã cam kết sẽ di dời bãi cát theo đúng quy định trong thời gian sớm nhất. Còn một số doanh nghiệp khai thác, tập kết cát trên địa bàn xã Yang Reh, huyện Krông Bông vẫn cố tình không thực hiện. Các doanh nghiệp này tiếp tục tập kết, hút cát và vận chuyển cát ngay chân cầu. “Nếu cứ tiếp tục tập kết vận chuyển cát ở khu vực này, tôi e rằng cầu Giang Sơn sẽ xuống cấp nhanh chóng và có nguy cơ sụp đổ khi có bão, lũ”- ông Thiện lo lắng.

Phạm Văn Cường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Cần ngăn chặn tình trạng tập kết cát trái phép tại chân cầu Giang Sơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI