»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:51:35 PM (GMT+7)

Công tác quản lý khai thác khoáng sản còn yếu kém tại Vĩnh Phúc

(07:40:11 AM 28/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiều năm qua được coi là bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém, gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực này.

Tính đến giữa năm 2012 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 38 đơn vị còn hiệu lực giấy phép tham gia khai thác khoáng sản với 44 mỏ, điểm mỏ hoạt động, tổng diện tích cấp phép là 421,8 ha; trong đó có 8 điểm mỏ đá granit - fenspat, 9 điểm mỏ cát sỏi trên sông Hồng và sông Lô, 9 điểm mỏ đá xây dựng, 3 điểm mỏ sét đồi làm gạch men... Các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn chủ yếu có công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ, các mỏ, điểm mỏ khoáng sản phân tán nhỏ lẻ, không tập trung. 

 


Công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Vĩnh Phúc còn yếu kém ( Ảnh minh họa)

Theo đánh giá của ngành Tài nguyên Môi trường tỉnh: Hoạt động khai thác chế biến các khoáng sản trên địa bàn Vĩnh Phúc chủ yếu làm vật liệu xây dựng, không có khoáng sản xuất khẩu. Các điểm khai thác khoáng sản trên địa bàn hàm lượng bụi, tiếng ồn, độ rung hầu hết xấp xỉ bằng mức cho phép hoặc một số nơi cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1-1,3 lần. Ở các khu vực khai thác, mức độ ô nhiễm bụi lơ lửng cao hơn so với khu vực trên trục đường vận chuyển. Nồng độ các khí độc hại như SO2, CO2, NO2, vẫn dưới quy chuẩn cho phép. Đối với các loại hoạt động khoáng sản như khai thác sét gạch ngói, cát xây dựng... vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác cũng diễn ra nhưng mức độ, phạm vi ảnh hưởng ít hơn. Riêng đối với hoạt động khai thác cát trên sông Hồng và sông Lô còn xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông. Hoạt động khai thác đá thường phát sinh tiếng ồn, bụi, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí và các hộ dân cư quanh khu vực. Ngoài ra, các phương tiện lưu thông ra vào khu mỏ là nguyên nhân gây xuống cấp, hư hỏng các tuyến đường giao thông trên địa bàn.



Tuy nhiên, trên thực tế, hậu quả của việc khai thác khoáng sản đáng báo động hơn ngành chức năng đánh giá rất nhiều. Nhiều vùng đồi núi, bãi cát ven sông bị đào bới tan tành. Các xe tải hạng nặng chở cát, đất, đá, sỏi đi qua các trục đường và cầu cống, phá nát nhiều công trình. Bụi đất cát do đào bới, do xe chạy tung lên theo gió "bủa vây" người đi đường, dân cư sống gần đường giao thông. 


Ở Vĩnh Phúc hiện rất nhiều con sông bị khai thác cát sỏi trái phép, các đối tượng tranh giành nhau khai thác cát trái phép làm mất an ninh trật tự. Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát sỏi trên dòng sông Lô diễn biến rất phức tạp và gây bức xúc cho nhân dân. Nhiều nơi đất canh tác, chân đê đã bị trượt xuống lòng sông bởi tình trạng các tàu khai thác ồ ạt đến hút cát quá mức. Huyện Sông Lô có khoảng 28 km đường sông đi qua với cát sỏi khá phong phú nhưng mới chỉ có 4 doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép cho khai thác cát sỏi trên lòng sông. Song, do ham lợi mà thời gian gần đây có vài chục tàu cuốc ngang nhiên ngày đêm khai thác cát sỏi dưới lòng sông, bất chấp sự lên tiếng của chính quyền địa phương và người dân có ruộng đất nằm trong tầm ảnh hưởng. Ở xã Bạch Lưu có 20 gia đình bị sạt lở đất canh tác quỹ 1 do tàu cuốc hút trái phép, nhiều lần cử tri kiến nghị với đại biểu HĐND các cấp về việc này để ngăn chặn, khắc phục hậu quả nhưng chưa có chuyển biến. Gần đây, Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh đã triển khai thi công xây dựng Dự án kè đê nắn dòng tại khu vực lải Soi Đình thuộc 2 thôn Xóm Làng, Hồng Sen với tổng chiều dài khoảng 300m. Mặc dù đang thi công kè đê nhưng trên dưới chục tàu cuốc vẫn bất chấp hậu quả ngang nhiên ngày đêm khai thác cát sỏi trái phép dưới lòng sông. 


Về chất lượng môi trường nước ngầm tại các khu vực gần các cơ sở khai thác khoáng sản cho thấy ở một số nơi nước ngầm ô nhiễm về kim loại nặng, trong đó chủ yếu là ô nhiễm sắt và mangan. Riêng các mẫu nước ngầm ở 2 huyện Tam Đảo và Sông Lô có nồng độ mangan vượt quy chuẩn Việt Nam 09:2008/BTNMT tương đối cao (mức độ vượt từ 1,1-8,4 lần). Xuất hiện một số sự cố nhỏ như việc nổ mìn ở khu vực khai thác của Công ty TNHH Bảo Quân (khai thác đá ở Tam Đảo) làm rung, nứt một số nhà dân ở khu vực xung quanh mỏ đá. 

 

Việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản còn một số hạn chế, như: Chưa thực hiện nghiêm túc công tác giám sát môi trường định kỳ. Hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chưa thực hiện yêu cầu của quyết định phê duyệt và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số mỏ khoáng sản kết thúc hoạt động khai thác nhưng chưa thực hiện công tác phục hồi môi trường theo quy định. Trong 5 năm gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 125 lượt, xử phạt 52 cơ sở với tổng số tiền phạt là 425 triệu đồng. 

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công tác quản lý khai thác khoáng sản còn yếu kém tại Vĩnh Phúc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI