Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
“Cát tặc” tác oai tác quái
(22:12:00 PM 08/07/2011)
Kỳ 1: Rút ruột lòng sông
“Cát tặc” hoạt động trên sông Thị Vải - Ảnh: Vũ Thanh Bình |
Cũng như nhiều nơi khác, sông Thị Vải, sông Đồng Nai - hai sông lớn của khu vực Đông Nam bộ - đang bị “cát tặc” hành hạ, tàn phá. Hằng ngày, “cát tặc” ngang nhiên hoạt động và sẵn sàng chống trả khi có lực lượng chức năng đi kiểm tra.
Tơi bời các nhánh sông
Giữa tháng 6/2011, chúng tôi theo ghe xuôi ngược trên sông Thị Vải đến những “điểm nóng” khai thác cát lậu tại hai địa bàn huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) và chứng kiến nhiều sà lan, ghe bơm hút cát thản nhiên đi lại trên sông này.
Tại rạch Bến Lớn thuộc xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), anh Giác - một người dân sống bằng nghề sông nước hàng chục năm qua - nói: “Cả một vùng bờ sông đã bị hút rỗng cát phía dưới nên đổ sập xuống hết. Trước đây chỗ này chỉ là một con rạch nhỏ, nay vì bị hút hết cát mà trở thành lòng sông rộng. Nhiều cù lao quanh đây như cù lao Trũng Nhum, cù lao Dừa cứ sạt lở sụp xuống sông tạo thành đường vòng cung dài mấy trăm mét”. Theo anh Giác, khi lực lượng tuần tra truy bắt thì nạn hút cát trộm tạm lắng, sau đó vẫn đâu vào đấy. Sông cứ bị rút ruột tạo thành lõm; đùng, đập của dân đổ xuống sông chỉ vì tình trạng khai thác cát.
Người dân ở ven sông bảo sau “trận đánh” của Công an Đồng Nai mới đây bắt giữ 32 đối tượng khai thác cát ở đồng Mu Rùa thuộc sông Thị Vải (khu vực xã Long Thọ, Phước An, huyện Nhơn Trạch), dân rất hân hoan vì đã lâu lắm rồi họ mới chứng kiến một ổ “cát tặc” quy mô lớn bị công an đánh úp. Một cán bộ rành rẽ chuyện khai thác cát trái phép ở đồng Mu Rùa nhiều năm tâm sự: “Ghe hút cát công khai, phải có người “chống lưng” mới ngang nhiên như vậy”.
Khi dẫn chúng tôi chỉ từng con rạch, cù lao sạt lở ở địa bàn huyện Nhơn Trạch do khai thác cát, anh Năm - một người sống bằng nghề sông nước - chỉ tay vào những chiếc ghe chằng chịt ống đang hút cát, lắc đầu: “Các ghe nhỏ này đi trên sông, hễ thấy vắng người là hút trộm cát rồi đưa về các bãi thu mua hoặc đưa đến các sà lan nằm ngay trên sông này để bán trực tiếp”.
Sông Thị Vải đang thoi thóp vì tình trạng khai thác cát lậu bất kể giờ giấc. Hằng đêm, ở gần cảng Gò Dầu, xáng cạp múc cát đổ vào sà lan rầm rộ. Trong khi đó, Sở Tài nguyên - môi trường Đồng Nai cho biết khu vực này hiện không có trường hợp nào được cấp phép khai thác cát, chỉ có vài đơn vị được Sở Giao thông vận tải cấp phép nạo vét luồng rạch vào ban ngày.
Ghe hút cát lậu trên sông Thị Vải - Ảnh: Vũ Thanh Bình |
Khó ngăn chặn
Chỉ riêng tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đoạn sông chính Đồng Nai qua địa bàn này dài khoảng 30km, tình hình khai thác, vận chuyển cát lậu vẫn xảy ra tại khu vực các phường Tân Vạn, Bửu Hòa, Bửu Long, các xã An Hòa, Long Hưng, Hiệp Hòa... suốt nhiều năm qua. Việc khai thác cát trái phép đã làm sạt lở nhiều đoạn sông mà đến nay chưa ai dám khẳng định bao giờ xử lý dứt điểm được.
UBND TP Biên Hòa cho biết sở dĩ vẫn chưa xử lý tận gốc nạn khai thác cát do các đối tượng bơm hút cát bất chấp mọi thủ đoạn, bơm hút cát trái phép tại nhiều địa điểm cùng một lúc và tìm nhiều cách đối phó với các lực lượng chức năng. “Cát tặc” dùng các ghe nhỏ gắn hệ thống bơm hút cát từ lòng sông lên ghe lớn để vận chuyển đi tiêu thụ. Trường hợp bị bắt quả tang, “cát tặc” sẵn sàng chống trả và đánh chìm phương tiện. Cách đây không lâu, Phòng CSGT đường thủy Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện ghe bơm hút cát đoạn sông Đồng Nai ở P.Tân Vạn (TP Biên Hòa), các đối tượng đã tháo nút lù dưới đáy ghe để nước vào nhấn chìm ghe. Khi lực lượng tổ chức trục vớt thì bị các đối tượng quay lại tấn công làm một cảnh sát bị thương nặng.
Thời gian gần đây, UBND tỉnh Đồng Nai có chỉ thị kiểm tra, xử lý hoạt động bơm hút cát không phép trên sông rạch nhưng tại các điểm nóng khai thác cát được tỉnh Đồng Nai khoanh vùng vẫn diễn ra tình trạng hút cát trái phép. Hằng đêm ghe nhỏ vẫn lén lút bơm cát ở sông Cái (một nhánh sông Đồng Nai), thản nhiên đưa về một bãi cát lộ thiên gần đó bán lại.
Giải thích nạn trộm cát hoành hành ở địa bàn TP Biên Hòa, ông Hồ Văn Lộc - chánh văn phòng UBND TP Biên Hòa - cho biết: “Trong sáu tháng đầu năm 2011, các lực lượng đã xử lý sáu vụ khai thác cát lậu, thu giữ bảy phương tiện nhưng việc bơm hút cát diễn biến ngày càng phức tạp và manh động”. Ông Lộc nói hiện nay đoàn kiểm tra của lực lượng TP Biên Hòa chỉ có một canô và một cán bộ chiến sĩ cắt cử theo dõi tình hình khai thác cát nên gặp khó khăn khi chủ động tổ chức truy bắt. Theo ông Lộc, ngay cả một số bến bãi cát nằm tại TP Biên Hòa có dấu hiệu mua bán, tiếp tay cho các đối tượng bơm hút cát nhưng việc bắt quả tang, xử lý cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp...
Có phép vẫn vi phạm
Theo Sở Tài nguyên - môi trường Đồng Nai, trong năm 2010 thanh tra sở đã ra quyết định xử phạt hành chính, phạt tiền ba đơn vị không lập bản đồ hiện trạng khai thác mỏ cát tại sông La Ngà, sông Đồng Nai và lòng hồ Trị An. Đó là Công ty Đồng Tân (đóng tại P.Tân Phong, TP Biên Hòa), Xí nghiệp khai thác - kinh doanh vật liệu xây dựng Trị An (huyện Vĩnh Cửu), Hợp tác xã xây dựng và công nghiệp Phú Thịnh (huyện Tân Phú).
Riêng trong tháng 4-2011, thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường xử phạt tiếp Công ty TNHH miền Đông (huyện Tân Phú) và Công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng Tín Nghĩa (Khu công nghiệp 3, huyện Nhơn Trạch) về hành vi khai thác cát xây dựng ngoài khu vực cho phép. |
(còn tiếp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.