»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:39:33 AM (GMT+7)

Cấp phép khai thác cát trở lại trên sông Đồng Nai

(19:04:29 PM 14/09/2019)
(Tin Môi Trường) - Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, các ngành chức năng của tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai đã thống nhất chủ trương sẽ cấp phép khai thác cát trở lại trên sông Đồng Nai để đảm bảo nguồn cung, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép.

Cấp[-]phép[-]khai[-]thác[-]cát[-]trở[-]lại[-]trên[-]sông[-]Đồng[-]Nai

Ảnh: IE

 

Các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước thống nhất, mỗi tỉnh chỉ cấp mới 2 giấy phép khai thác cát tại đoạn giáp ranh của sông Đồng Nai (bao gồm cả sông Đạ Huoai – Lâm Đồng). Mỗi giấy phép khai thác có thời hạn không quá 5 năm, công suất không quá 10.000 m3/năm. Vị trí cấp phép khai thác phải đảm bảo không bị sạt lở, xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến Vườn Quốc gia Cát Tiên.

 
Cùng với việc cho phép khai thác cát trở lại, ba địa phương nêu trên cũng thống nhất việc siết chặt các biện pháp quản lý. Theo đó, ở mỗi vị trí khai thác, doanh nghiệp chỉ được sử dụng tối đa hai phương tiện khai thác theo công suất đã đăng ký. Phương tiện này được gắn thiết bị định vị, camera hành trình để giám sát. Để tránh tình trạng doanh nghiệp được cấp phép ở địa phương này nhưng lén lút hút cát ở địa phương khác, các tỉnh yêu cầu doanh nghiệp phải thả phao định vị tại vị trí khai thác. Doanh nghiệp chỉ được khai thác cát là từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày, cấm tuyệt đối khai thác cát vào ban đêm. Hàng tháng, doanh nghiệp phải khai báo sản lượng khai thác để tính thuế tài nguyên khoáng sản. Điều này nhằm tránh thất thu thuế, bởi trước đây, các doanh nghiệp thường thống kê số lượng khai thác thấp hơn so với thực tế.
 
Nếu doanh nghiệp nào vi phạm những quy định trên, ngành chức năng sẽ thu hồi giấy phép khai thác. Trường hợp khai thác cát gây sạt lở bờ sông, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân. Bên cạnh cấp phép khai thác cát trở lại, ba tỉnh còn đề ra quy chế phối hợp, cho phép lực lượng Công an được truy bắt các đối tượng vi phạm khi đối tượng đã chạy qua địa bàn tỉnh khác.
 
Trước đây, đoạn sông đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai có 20 dự án khai thác cát được cấp phép. Giữa năm 2017, các địa phương này quyết định tạm ngưng tất cả các dự án này. Nguyên nhân là vì công tác quản lý còn bất cập, doanh nghiệp hút cát cả ngày lẫn đêm, gây sạt lở bờ sông, có những doanh nghiệp được cấp phép khai thác ở địa phương này nhưng vẫn “vươn vòi” sang địa phận tỉnh khác để hút cát.
Công Phong
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cấp phép khai thác cát trở lại trên sông Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI