Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Cao Bằng: Bài toán trong việc khai thác khoáng sản
(08:48:34 AM 27/12/2011)
Ảnh minh họa
Có mặt tại mỏ sắt Kéo Mơ, xã Duyệt Chung, thị xã Cao Bằng, phóng viên chứng kiến quang cảnh công trường khai thác đã bỏ hoang. Giữa một thung lũng nhỏ, cả một vạt đồi đã bị đào khoét nham nhở thành những hầm, hố sâu hun hút. Dưới hố, nước đọng lại thành những cái ao rộng đến cả trăm m2, nước xanh nhìn không thấy đáy. Xung quanh những hố này không có hàng rào chắn hay biển báo nguy hiểm nào. Phía trên ta luy cao đến vài chục mét là nhiều hang quặng khoét sâu vào lòng đất như những cái hầm ếch. Người dân nơi đây cho biết, đây là khu mỏ trước đây do Công ty cổ phần cơ khí Cao Bằng khai thác. Thế nhưng đến nay, Công ty đã rút hết nhân công, máy móc nhưng khu mỏ vẫn chưa được hoàn thổ.
Còn tại mỏ quặng Tả Than - Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, khu mỏ tuy đã được hoàn thổ nhưng người dân vẫn không thể canh tác được. Hiện trường còn lại là những hố sâu, bùn lầy và những đất sỏi được moi lên từ sâu dưới lòng đất. Theo những người dân địa phương, khu mỏ này được Doanh nghiệp Hồng Ánh khai thác từ năm 2002, sau đó có một số Công ty khác cũng có giấy phép vào khai thác quặng mangan. Có giấy phép khai thác, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân, một số doanh nghiệp đã thỏa thuận thuê đất của dân với giá rẻ mạt để khai thác quặng và hứa hẹn chắc như đinh đóng cột rằng sẽ hoàn thổ đầy đủ, trả lại nguyên trạng đất để người dân canh tác như xưa. Lúc đầu, giá thuê đất là 5.000đ/mét vuông, hai tháng sau giá tăng lên 7.000 đồng, rồi 15.000 đồng… đến 2005 là 200.000đ/mét vuông.
Hứa hẹn là vậy, thế nhưng sau khi khai thác thì sao? Ông Đàm Văn Cần, trước đây từng nhiều năm làm trưởng xóm Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, cho biết: “Các doanh nghiệp khai thác hứa hẹn sau khi khai thác 3 năm sẽ hoàn thổ, nhưng đến nay, đơn vị khai thác đã rút đi được hơn 5 năm rồi, chưa thấy ai về hoàn thổ cho chúng tôi cả. Nhà tôi cho thuê 8.500 mét vuông đất rẫy. Hiện tại, chỗ diện tích ấy loang lổ, lồi lõm không canh tác được. Còn rất nhiều diện tích của gia đình khác hiện chưa làm gì (hoàn thổ) hết sau khai thác, để lại bãi hoang tàn. Doanh nghiệp họ lặng lẽ rút đi. Dân hỏi công việc hoàn thổ của các anh như thế nào? Họ bảo, công việc này đã được bàn giao cho đơn vị khai thác là Công ty Cổ phần mangan Cao Bằng, họ nói đã giao tiền cho đơn vị đang khai thác hoàn thổ, nhưng họ có giao tiền hay không chúng tôi không biết. Trong khi đó người dân đang thiếu đất canh tác”.
Ông Hứa Văn Kiếm, người có hơn 6.000 mét vuông đất vẫn chưa được hoàn thổ nói “Lúc đầu dân chúng tôi nghĩ thôi thì cứ cho họ thuê, không cần làm mà vẫn có một khoản tiền đỡ đần gia đình, một hai năm sau lấy lại đất canh tác cũng được. Chúng tôi quê mùa, ít học, chỉ nghĩ được đơn giản như thế, ai ngờ họ chỉ hứa hão, lấy hết quặng rồi bỏ đi. Điều dở là chúng tôi không làm giấy tờ gì hết. Khi thỏa thuận, họ bảo đã có lãnh đạo xã làm chứng rồi, không cần làm văn bản đâu, sau này chúng em sẽ có trách nhiệm hoàn thổ thật tốt, các bác cứ yên tâm…!"
Không riêng gì gia đình ông Cần, ông Kiếm, mà nhiều hộ gia đình khác nữa cũng đang trong tình trạng "khóc dở, mếu dở" vì thiếu đất canh tác. Cả xóm có hơn 90 hộ thì trên 30 hộ dân bị doanh nghiệp cho thuê đất để khai thác. Những người dân này đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền, yêu cầu thúc giục doanh nghiệp về hoàn thổ. Thế nhưng, càng chờ, doanh nghiệp càng bặt tăm. Tổng diện tích của khu mỏ khoảng 7 ha, một phần diện tích đã được hoàn thổ nhưng người dân vẫn chưa thể canh tác được, còn một phần diện tích đang được Công ty Cổ phần mangan Cao Bằng khai thác. Trong các cuộc tiếp xúc với Hội đồng nhân dân, Đại biểu Quốc hội, cử tri đã nhiều lần kiến nghị về hoàn thổ, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Ông Nguyễn Xuân Tiếp, Phó trưởng Phòng Tài nguyên khoáng sản và địa chất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng cho biết, đối với các doanh nghiệp được cấp phép, có thể quản lý được, việc hoàn thổ sau khai thác được thực hiện khá tốt, nhưng đối với các điểm khai thác tự do, khai thác “thổ phỉ” thì chính quyền gần như bất lực. Cũng có tình trạng doanh nghiệp A có giấy phép, nhưng lại thuê doanh nghiệp B khai thác và ông B cứ đi thỏa thuận với người dân, đó là thủ thuật của các doanh nghiệp. Điều đó là không được phép. Còn một số điểm mỏ được doanh nghiệp khai thác xong, nhưng chưa hoàn thổ là do doanh nghiệp đã hết thời hạn được khai thác, nên đành phải tạm dừng, đóng cửa mỏ. Tuy nhiên, mỏ chưa hết quặng, thời gian tới có thể tiếp tục khai thác quặng nên chưa cần phải hoàn thổ. Ở một số điểm mỏ, chính quyền địa phương phải trích ngân sách Nhà nước để đóng cửa mỏ như mỏ vàng Khau Xiểm, xã Quang Trọng, huyện Thạch An, phải bỏ kinh phí cho công binh đánh sập các hầm lò khai thác vàng và hoàn thổ lại đất. Đối với mỏ Tả Than - Hiếu Lễ, chuyện doanh nghiệp thuê đất với dân để khai thác là trái phép hoàn toàn, các doanh nghiệp này chưa bao giờ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Chính vì dân cho họ khai thác nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Về sự việc ở Hiếu Lễ, chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin và trao đổi với địa phương để làm rõ.
Trong khi vấn đề trách nhiệm hoàn thổ còn đang được bàn cãi thì những hầm, hố khai thác đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Mới đây, một vụ đuối nước thương tâm đã xảy ra với một học sinh tại xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình. Nguyên nhân là do các đối tượng khai thác kháng sản trái phép đã để lại nhiều hố sâu nguy hiểm khiến học sinh này xa xuống hố nước, chết đuối.
Theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, những Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản phải đảm bảo đưa môi trường tự nhiên như đất, nước, thảm thực vật, cảnh quan của toàn bộ hay từng phần khu vực mỏ sau khai thác đạt các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường và theo đúng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.