»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:58:44 AM (GMT+7)

Cần Thơ kiểm tra việc khai thác cát trên sông Hậu

(20:08:49 PM 07/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Ngày 7/4, lực lượng Cảnh sát Giao thông Đường thủy, Cảnh sát Môi trường thành phố Cần Thơ tiến hành kiểm tra việc khai thác cát trên sông Hậu thuộc địa bàn quận Thốt Nốt.

[-]Cần[-]Thơ[-]kiểm[-]tra[-]việc[-]khai[-]thác[-]cát[-]trên[-]sông[-]Hậu[-]

Một xà lan đang khai thác cát trên sông Hậu, thuộc địa bàn phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt (Cần Thơ).

 

Đoàn đã kiểm tra việc khai thác cát tại mỏ An Lạc thuộc phường Tân Lộc và mỏ Đức Thành thuộc các phường Thuận Hưng, Tân Lộc của quận Thốt Nốt. Thượng tá Trần Thị Kim Nga, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy thành phố Cần Thơ cho biết: Các mỏ mà Đoàn kiểm tra đều hoạt động khai thác cát trong phạm vi cho phép. Đại diện hai đơn vị quản lý mỏ cát là Công ty An Lạc và Công ty Đức Thành xuất trình đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản và người điều khiển phương tiện khai thác. 

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra nhắc nhở các đơn vị quản lý mỏ cát khai thác đúng thời gian và vị trí cho phép; thực hiện đúng phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa được phê duyệt. Đại diện các đơn vị quản lý mỏ cát là Công ty An Lạc và Công ty Đức Thành đã ký cam kết chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường; thực hiện đúng các nội dung đã được nêu trong giấy phép hoạt động khoáng sản và báo cáo đánh giá tác động môi trường… 
 
Mỏ cát An Lạc được UBND thành phố Cần Thơ cấp phép khai thác cho Công ty An Lạc lần đầu vào năm 2011, gia hạn lần thứ nhất vào tháng 5/2015, thời gian gia hạn là 3 năm. Diện tích mỏ cát mà công ty được phép khai thác là 81,6 ha; trữ lượng khai thác tối đa hơn 1,4 triệu m3, công suất khai thác tối đa 480.000 m3/năm. Công ty Đức Thành được cấp phép khai thác cát tại mỏ Đức Thành trong thời hạn 10 năm, tính từ năm 2007. Tại mỏ này, Công ty được phép khai thác tối đa 3,3 triệu m3, công suất 330.000 m3/năm. 
 
Theo Thượng tá Trần Thị Kim Nga, hiện nay việc kiểm tra hoạt động khai thác cát trên sông Hậu phần thuộc quyền quản lý của thành phố Cần Thơ đang gặp nhiều khó khăn. Trừ những mỏ đã được cấp phép, việc xử lý các phương tiện lén lút khai thác trái phép không đơn giản. Theo Thượng tá Nga, xử lý những trường hợp này phải bắt quả tang được phương tiện đang tiến hành khai thác; nhưng khi lực lượng chức năng xuất hiện, các xáng cạp đã nhanh chóng rút gàu lên và chạy sang phần sông thuộc các tỉnh khác. Để xử lý được các đối tượng này, phải có sự phối hợp giữa lực lượng chức năng của hai địa phương. Thời gian khai thác của các đơn vị được cấp phép là từ 6 giờ đến 18 giờ, trong khi các đối tượng khai thác trái phép chủ yếu hoạt động vào đêm khuya, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý. 
 
Theo một tài công điều khiển xáng cạp tại mỏ cát An Lạc, hiện nay lượng cát dưới đáy sông đã ít đi nhiều. Trung bình phải thả 2 - 3 gàu mới múc được một gàu cát, thời gian khai thác kéo dài hơn nhưng giá cát không tăng nhiều so với trước đây.
 
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần Thơ kiểm tra việc khai thác cát trên sông Hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI