Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Bờ vịnh đẹp Lăng Cô bị xẻ thịt để làm vật liệu san lấp
(09:15:12 AM 04/02/2012)
Bờ cát, rừng cây ven vịnh biển Lăng Cô bị lật tung, cày xới để làm đất san lấp trái phép. Ảnh: Ngọc Văn. |
Dọc tuyến đường du lịch Lăng Cô - Chân Mây nối thị trấn Lăng Cô với xã Lộc Vĩnh và các địa phương vùng khu II huyện Phú Lộc, tình trạng sa mạc hóa bờ vịnh đẹp diễn ra với tốc độ nhanh. Hàng chục hecta đồi cát, dải bờ biển sau khi được UBND tỉnh TT- Huế giao cho nhiều nhà đầu tư du lịch lập dự án xây dựng biệt thự, nhà hàng, rerort cao cấp… đã bị san phẳng, cạo sạch thảm thực vật bản địa rồi án binh bất động kéo dài.
Chủ đầu tư sau một thời gian “ôm” dự án du lịch, vì những lý do khác nhau, để mặc cho các khu đất “vàng” ven vịnh đẹp Lăng Cô, Lộc Vĩnh biến thành “mỏ” đất vật liệu san lấp dồi dào, miễn đóng phí tài nguyên.
Dự án du lịch đình trệ cộng với nạn “cát tặc” hoành hành ngày đêm dọc tuyến đường Chân Mây - Lăng Cô làm cảnh quan bờ biển bị biến dạng. Tại khu rừng dẻ nguyên sinh một thời bạt ngàn ven biển thuộc xã Lộc Vĩnh, “cát tặc” mở đường ngang thẳng tiến ra phía biển để đào trộm đất san lấp, nghiêm trọng nhất là khu vực cuối đường Nguyễn Văn Đạt mở ra bờ vịnh Lăng Cô.
Các doanh nghiệp xây dựng huy động cả máy xúc, máy ủi xẻ nát đồi cát và lật tung cây rừng tự nhiên để lấy đất san lấp. Hay tại khu mặt bằng bờ biển được giao thực hiện dự án du lịch Lăng Cô Spa Resort, từ hơn một năm nay, hệ thống rào chắn bằng tôn kẽm bị phá bỏ. “Cát tặc” nhân lúc chủ đầu tư bỏ bê mặt bằng đã kéo đến khai thác đất san lấp một cách vô tội vạ.
Nạn xẻ thịt bờ biển dù diễn ra tại Lăng Cô, Lộc Vĩnh, lấn sang cả khu Mũi Doi đầm Lập An.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.