»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:13:14 AM (GMT+7)

Bình Định khắc phục hậu quả môi trường trong khai thác khoáng sản

(07:35:02 AM 12/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Trước việc các doanh nghiệp khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các khu vực mỏ và chưa hoàn thổ, trồng lại rừng phòng hộ ven biển, ông Đặng Trung Thành, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết: Đối với lĩnh vực khai thác tận thu titan, tỉnh đã cấp phép 14 dự án với tổng diện tích 468 ha

Bình Định cần khắc phục hậu quả môi trường trong khai thác khoáng sản - Ảnh minh họa: TL - tinmoitruong.com.vn

 

Đến nay, các doanh nghiệp đã hoàn thành việc khai thác và hoàn thổ được 357 ha. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chậm hoàn thổ và trồng lại rừng phòng hộ điển hình như Công ty Kim Triều và An Trường An.

Trước tình hình đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tham mưu và đề xuất UBND tỉnh xử phạt các doanh nghiệp này 350 triệu đồng; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp này tiến hành khắc phục toàn bộ môi trường tại đây, chậm nhất đến ngày 30/8/2015. Nếu đến thời hạn qui định, mà các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện, tỉnh sẽ xử lý và thuê các đơn vị khác để hoàn thổ và trồng rừng phòng hộ trên diện tích các doanh nghiệp đã khai thác khoáng sản titan .

Đối với lĩnh vực khai thác đá Granit, tại một số mỏ ở thị xã An Nhơn, đến nay có doanh nghiệp Toàn Cầu được cấp phép vào năm 2012 với tổng diện tích 15,4 ha, nhưng vẫn chưa làm thủ tục thuê đất mỏ, tự ý khai thác trên diện tích 2,5 ha và gây ô nhiễm môi trường sạt lở đất. Sau khi đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, yêu cầu tỉnh chỉ đạo doanh nghiệp dừng khai thác và khắc phục hậu quả trước tháng 9/2015. Còn công ty TNHH Toàn Cầu cũng được cấp phép 10,8 ha năm 2014, nhưng trong quá trình khai thác cũng gây ô nhiễm môi trường, gây sa bồi thủy phá. Tỉnh đã yêu cầu công ty này khắc phục chậm nhất vào ngày 15/8 và nếu sau 15/8 vẫn chưa khắc phục hậu quả, tỉnh sẽ thu hồi dự án này.

Về lĩnh vực khai thác cát, trong 6 tháng đầu năm 2015, tỉnh đã cấp phép khai thác với tổng khối lượng khoảng 5.000 m3. Tuy nhiên theo qui định cũ, việc cấp phép dựa trên xác định tạm thời về khối lượng; thời gian cho phép khai thác ngắn chỉ trong vòng 5 năm và giao cho doanh nghiệp tự kê khai khối lượng nộp thuế tài nguyên… nên thất thoát tiền Nhà nước và các doanh nghiệp cũng không yên tâm khai thác. Vì vậy, theo qui định mới, tỉnh chỉ cấp phép cho các dự án đã có thăm dò và được thẩm định để tránh thất thoát tiền cho nhà nước, đồng thời thời hạn cấp phép cũng kéo dài từ 5-10 năm.

Viết Ý
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Định khắc phục hậu quả môi trường trong khai thác khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI