»

Thứ bảy, 18/01/2025, 09:57:54 AM (GMT+7)

Thanh tra khoáng sản

(00:22:23 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Công tác thanh tra, kiểm tra khoáng sản kịp thời phát hiện những thiếu sót của doanh nghiệp để hướng dẫn việc khắc phục. Giúp tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản hiểu đúng quy định của pháp luật và chấp hành đúng pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

 

khoang[-]san

Khoáng sản trái phép bị tịch thu

 

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, tham gia hoạt động khoáng sản nhằm mục đích giúp các cơ quan, các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan để hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tăng cường pháp chế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng ở nước ta.

 

Một số nội dung về thanh tra khoáng sản

 

Luật Khoáng sản quy định nhiệm vụ, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản như sau:

 

Thứ nhất, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về: Nội dung giấy phép hoạt động khoáng sản; giữ gìn bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản; bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản.

 

Thứ hai, phối hợp với thanh tra nhà nước về lao động và thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.

 

Thứ ba, phối hợp với thanh tra của các Bộ, các ngành, địa phương trong hoạt động thanh tra về khoáng sản.

 

Về thẩm quyền của thanh tra khoáng sản: Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết; Điều tra, thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường. Quyết định đình chỉ hoạt động khoáng sản không có giấy phép; tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây ra tai nạn nguy hiểm cho người hoặc tổn thất nghiêm trọng tài nguyên, môi trường, đồng thời báo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đình chỉ các hoạt động đó; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản.

 

Hình thức thanh tra chuyên ngành về khoáng sản: Thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra, kiểm tra đột xuất.

 

Thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.

 

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về khoáng sản hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

 

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Thanh tra khoáng sản đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính chính xác cho công tác kiểm tra và là điều kiện tốt để trao đổi, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành khoáng sản. Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại nhiều địa phương.

 

Nội dung thanh tra, kiểm tra đã bám sát các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan để xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung pháp luật và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện cho họ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước trong quá trình tham gia hoạt động khoáng sản.

 

Công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý, theo đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc theo phản ánh của báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đã tập trung giải quyết các vấn đề có liên quan như tranh chấp, vi phạm pháp luật, hoạt động khoáng sản xâm hại đến các công trình, cơ sở hạ tầng công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh, cảnh quan di tích lịch sử văn hoá, đến cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng.

         

 Hoạt động của thanh tra khoáng sản từ 1996 đến nay.

 

 Theo thống kê, từ năm 1996 đến nay, Thanh tra khoáng sản đã tiến hành 267 đợt thanh tra, kiểm tra trên tổng số 956 lượt mỏ. Trong số này gồm thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm 76 đợt trên tổng số 686 lượt mỏ; kiểm tra chuyên đề 9 đợt trên tổng số 35 mỏ; kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý, theo đơn thư khiếu nại, tố cáo và phản ánh của báo chí, thông tin đại chúng 182 đợt với tổng số 235 lượt mỏ và nhiều khu vực khai thác khoáng sản trái phép.

 

  1. Ngoài ra, đã tiến hành kiểm tra, rà soát ranh giới mỏ để cấp 62 giấy phép khai thác than cho các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tại Quảng Ninh, thanh tra diện rộng về khai thác cát sỏi lòng sông ở các tỉnh miền tây Nam Bộ, tham gia kiểm tra quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản tại 28 tỉnh và 154 doanh nghiệp. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra Sở đã tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động khoáng sản bình quân hàng chục đợt mỗi năm.         

 

Công tác thanh tra, kiểm tra góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản. Kịp thời phát hiện những thiếu sót của doanh nghiệp để hướng dẫn việc khắc phục. Giúp tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản hiểu đúng quy định của pháp luật và chấp hành đúng pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Giảm thiểu tai nạn lao động: Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã xem xét, nhắc nhở, yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định về an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động. Thực hiện đúng các thông số kỹ thuật khai thác mỏ, chế biến khoáng sản đã được thể hiện trong dự án, bản thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cho phép thực hiện. Trang bị bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động. Thực hiện biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ban hành các nội quy, quy định nội bộ về an toàn lao động tại doanh nghiệp; việc lắp đặt các biển báo về an toàn tại các khu vực sản xuất; lập sổ theo dõi về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tổ chức và hoạt động của bộ phận sơ cứu ban đầu khi có tai nạn xảy ra; tổ chức và hoạt động của đội cấp cứu mỏ; tổ chức và hoạt động của bộ phận y tế. Các trang thiết bị phục vụ cấp cứu mỏ, phòng chống cháy nổ. Thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo quản và bảo vệ kho vật liệu nổ công nghiệp theo các quy chuẩn hiện hành.

 

Bảo vệ tài nguyên: Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xây dựng thể chế, chính sách nhằm bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản. Nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra đã được thực hiện đối với việc khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt, cromit, ilmenit, mangan, vàng, v.v trên địa bàn một số địa phương trong cả nước. Đặc biệt trong một số cuộc kiểm tra, thanh tra đã có sự phối hợp của lực lượng cán bộ ngành công nghiệp, công an, quốc phòng, tài chính, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 

Bảo vệ môi trường: Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản đã chú ý đến các vấn đề như: nước thải mỏ, nước thải của nhà máy tuyển khoáng, quy hoạch và sử dụng các bãi thải đất đá, quy hoạch và sử dụng các bãi thải quặng đuôi, bảo vệ nguồn nước xung quanh mỏ và nhà máy chế biến, các kho bãi chứa xăng dầu, hoá chất, việc trồng cây xanh, trồng cỏ để chống xói mòn đất, ngăn ngừa phát tán bụi. Tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

 

Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, đã lập biên bản, đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hàng chục tỷ đồng trên phạm vi cả nước; kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi hơn 100 giấy phép hoạt động khoáng sản được cấp không đúng quy định hoặc tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm đã đến mức phải thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã kịp thời phát hiện những tồn tại của công tác quản lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của các địa phương và đã có các kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

                                                                                          

Có thể khẳng định từ khi được thành lập, thanh tra chuyên ngành khoáng sản, mặc dù gặp nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng đã triển khai được các hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, kiểm tra theo yêu cầu quản lý của cấp trên về các hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan trong khai thác, chế biến khoáng sản. Đã thành lập được tổ chức thanh tra khoáng sản từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công tác đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ được triển khai nhằm củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ thực thi công vụ.

 

So với quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về thanh tra, hiện nay thanh tra chuyên ngành khoáng sản chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản do lực lượng cán bộ còn thiếu về nhân lực, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và tài chính phục vụ cho công tác thanh tra chuyên ngành còn nhiều hạn chế.

 

Do vậy, trước mắt cũng như lâu dài cần phải tiếp tục bổ sung đội ngũ, hoàn thiện tổ chức, thường xuyên học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phối hợp chặt chẽ công tác thanh tra khoáng sản giữa Trung ương và các địa phương để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, góp phần vào sự phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng ở nước ta. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến các địa phương cần phải có sự quan tâm thích đáng, chu cấp kinh phí, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho bộ phận Thanh tra khoáng sản nhằm tăng cường pháp chế, quản lý tốt tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản vì mục tiêu góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội đất nước trong mọi thời kỳ.  

TS. Lê Văn Thafnh (Chánh Thanh tra khoáng sản
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thanh tra khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI