»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:18:37 AM (GMT+7)

Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản

(00:22:22 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản “kết hợp chặt chẽ việc khai thác khoáng sản với bảo đảm an ninh…, bảo vệ môi trường, môi sinh…” còn nhiều bất cập, chậm đổi mới về nhận thức.

                                                                                                                    

 khoang[-]san

Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản (Ảnh minh họa)

 

Sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 01/3/1996 của Bộ Chính trị (khóa VII) về định hướng chiến lược tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2010, Văn phòng Trung ương Đảng được phân công chủ trì đã kiểm tra, đánh giá kết quả các mục tiêu, quan điểm cơ bản của Nghị quyết cho thấy, Nghị quyết được triển khai và thực hiện có hiệu quả, nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản và những quan điểm cơ bản của Nghị quyết ở các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương được nâng lên.

 

Một số kết quả và hạn chế

 

Theo báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, việc triển khai thực hiện Nghị quyết được thể chế hóa trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước vào những thời điểm khác nhau, mức độ chi tiết và hiệu lực thực tế cũng khác nhau.

 

Công nghiệp khai khoáng có bước phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, nguồn thu ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các địa phương: Ngành công nghiệp khai khoáng có tỉ trọng khá cao trong GDP (năm 2005: 10,59%; năm 2006: 10,23%; năm 2007: 9,77%); tổng thu ngân sách nhà nước không ngùng tăng cao có phần đóng góp của ngành công nghiệp khai khoáng (năm 2005: 29,5%; năm 2006: 30,19%; năm 2007: 24,93%); kim ngạch xuất khẩu khoáng sản chiếm tỉ lệ khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước (năm 2005: 26,5%; năm 2006: 25,1%; năm 2007: 21,6%; năm 2008; 20,7%). Mục tiêu phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2010 đối với một số khoáng sản chủ yếu đã và đang đạt kết quả đáng kể.

 

Bước đầu hình thành và phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước, các Tập đoàn và Tổng công ty hoạt động khoáng sản (như dầu khí, phân bón, than, bôxít, điện, sắt thép, vật liệu xây dựng,…); phát triển một số loại khoáng sản như dầu khí, than. Một số doanh nghiệp tăng quy mô phát triển và đầu tư ra nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm khoáng sản trong và ngoài nước, tỉ trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường tiến bộ hơn.

 

Trong công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, phát hiện và làm rõ triển vọng khoáng sản ở nhiều vùng, nhiều điểm, làm tăng đáng kể tài nguyên khoáng sản quan trọng, tạo cơ sở cho việc định hướng quy hoạch và phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Tài nguyên khoáng sản được khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm; công nghệ khai thác và chế biến có tiến bộ, đạt mức trung bình và tiên tiến trên thế giới; bước đầu một số dự án chế biến sâu, gắn giữa khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

 

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện NQ số 13-NQ/TW còn bộc lộ hạn chế. Trước hết, vai trò của ngành khai thác và chế biến khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhưng chưa có quy định cụ thể về quyền của chủ sở hữu. Việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản “kết hợp chặt chẽ việc khai thác khoáng sản với bảo đảm an ninh…, bảo vệ môi trường, môi sinh…” còn nhiều bất cập, chậm đổi mới về nhận thức.

 

Quan điểm về “dự trữ khoáng sản lâu dài” để nền kinh tế phát triển bền vững chưa được thể hiện đầy đủ trong các quy định và trong tổ chức thực hiện. Chính sách “căn cứ vào yêu cầu của nhà nước và đặc tính của từng loại khoáng sản mà khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản” thực tế vẫn còn một số doanh nghiệp không đủ năng lực về tài chính, công nghệ, quản lý đã tham gia vào lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất còn thấp, cơ chế và chính sách tài chính chưa hợp lý…

 

Giải pháp và kiến nghị

 

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của một số ban cán sự Đảng và Tỉnh ủy địa phương, báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện NQ số 13-NQ/TW Văn phòng Trung ương Đảng đã đề xuất các giải pháp trong thời gian tới như sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoáng sản; xây dựng Chiến lược phát triển tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2030.

 

Đặc biệt, tập trung điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để xây dựng ngành công nghiệp khai khoáng mũi nhọn của đất nước; đổi mới cơ chế và chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa; tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; đổi mới mô hình tổ chức quản lý, hoạt động và chính sách ưu đãi đối với ngành Địa chất - Khoáng sản.

 

Báo cáo đề cập khá rõ nét về đổi với cơ chế và chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng. Trước hết, về chính sách đầu tư Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động đầu tư và bảo đảm đủ kinh phí cho công tác điều tra cơ bản địa chất, nhất là điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện có hiệu quả “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” đã được chính phủ phê duyệt. Về chính sách khoa học – công nghệ, tiếp tục triển khai có hiệu quả và cụ thể hóa Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn 2025”.

 

Về chính sách tài chính, tổ chức nghiên cứu và đề xuất chính sách tài chính gắn với thị trường hàng hóa khoáng sản, phù hợp với thông lệ quốc tế, điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế liên quan đến hoạt động khoáng sản, nhất là thuế xuất – nhập khẩu, tăng thuế tài nguyên, sửa đổi để thực hiện tốt cơ chế thu hồi kinh phí điều tra, nhất là đối với kinh phí đã thăm dò do Nhà nước đầu tư để tái đầu tư cho công tác điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên khoáng sản.

 

Đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, cần nghiên cứu, điều chính việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản phù hợp với từng thời kỳ. Nâng cao năng lực các cơ quan quản lú nhà nước về khoáng sản, có cơ chế cụ thể để tăng cường phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương. Hiện nay, việc phân công quản lý nhà nước về khoáng sản giữa các Bộ còn có ý kiến khác nhau, nhất là về công tác quy hoạch hoạt động khoáng sản (thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng) và cấp phép hoạt động khoáng sản.

 

Các kiến nghị được đề cập cụ thể như: Xây dựng và ban hành nghị quyết mới của Bộ Chính trị về định hướng phát triển tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản cần củng cố tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở Bộ TN&MT, thành lập Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Tập trung thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản vào một đầu mối bao gồm từ điều tra, đánh giá đến quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.

Cẩm Thúy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI