Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Sẽ có khoảng 100 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2025
(00:22:29 AM 18/06/2011)
Ngành than phấn đấu đạt 100 triệu tấn thương phẩm vào năm 2025
Tài nguyên, trữ lượng than là nguồn lực rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển và sản lượng của Ngành Than, xin ông cho biết công tác quản lý tài nguyên than và Quy hoạch phát triển Ngành Than hiện nay?
Ông Lê Minh Chuẩn: Hiện nay, Tập đoàn TKV chủ yếu vẫn điều hành các đơn vị sản xuất than quản lý, bảo vệ và tổ chức thăm dò, khai thác trong phạm vi 31 mỏ/khoáng sàng theo Quyết định số 481 QĐ/QLTN ngày 08/6/1995 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Trong khi đó, tổng trữ lượng tài nguyên huy động vào “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030” là: 14.479 .934 ngàn tấn, chiếm 29,08% tiềm năng tài nguyên than toàn Ngành. Trong đó tài nguyên và trữ lượng huy động từ các mỏ thuộc bể than Đông Bắc là 3 894 062 ngàn tấn (chiếm 26,89% tổng tài nguyên huy động).
Phần tài nguyên tại các mỏ huy động vào “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030” thuộc nhóm tài nguyên dự báo cấp P là 11. .826. 400 ngàn tấn (chiếm 81,67% tổng tài nguyên huy động). Tính khả thi của đề án phụ thuộc vào kết quả công tác thăm dò. Do vậy cần ưu tiên đầu tư thăm dò cho các mỏ này. Tài nguyên trong vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản theo quyết định số 491/CP-CN ngày 13/5/2002 là 879.596 ngàn tấn. Trong đó, thuộc các khu vực cấm hoạt động khoáng sản là 464.628 ngàn tấn, thuộc các khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản là 414. 968 ngàn tấn.
Phần tài nguyên nằm bên dưới khu dân cư và công trình hạ tầng thuộc 4 mỏ Mạo Khê, Bình Minh, Hà Lầm, Núi Béo… chưa được huy động vào các dự án do phải để lại trụ bảo vệ là 421.564 ngàn tấn (chiếm 7.6% tổng tài nguyên than đã có báo cáo Tìm kiếm- Thăm dò). Trong đó tính riêng từ LV đến -350 là: 303 877 ngàn tấn). Phần tài nguyên nằm bên dưới khu dân cư đã được nhà nước đầu tư thăm dò trong thời kỳ trước năm 1995, tỷ lệ cấp A B C chiếm trên 60% .
Để giúp Ngành Than thực hiện thành công Quy hoạch phát triển Ngành Than đến năm 2025, có xét đến năm 2030, đề nghị Chính phủ và cơ quan chức năng Nhà nước sớm nghiên cứu, giải quyết: Giao tiếp tài nguyên than tại các vùng đã đưa vào Quy hoạch cho Tập đoàn TKV quản lý khoảng 1,375 triệu tấn vùng Đông Bắc; 10,278 triệu tấn vùng Đồng bằng Sông Hồng; Để tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho các đơn vị sản xuất và chế biến than trong Tập đoàn hoàn thành nhiệm vụ, đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu tháo gỡ khó khăn trong quá trình xem xét cấp phép khai thác và chế biến than để đẩy nhanh tiến độ cho công tác này; Cho phép nghiên cứu khả năng khai thác than tại các vùng cấm khai thác hoặc hạn chế khai thác khoáng sản bằng các giải pháp kỹ thuật công nghệ mỏ phù hợp hoặc chuyển đổi công năng công trình tương đương… để huy động tăng tài nguyên than vào khai thác trong giai đoạn tới; Tạo điều kiện về thủ tục, cơ chế và vốn để Tập đoàn tăng cường công tác thăm dò, điều tra cơ bản dưới mức -300 vùng Đông Bắc và các vùng trống, vùng mới có báo cáo tìm kiếm….
Như trên ông vừa nói đến Quy hoạch phát triển Ngành Than đến năm 2020. Vậy theo ông cần phải có các giải pháp như thế nào để tăng sản lượng than 85-100 triệu tấn vào năm 2025?
Ông Lê Minh Chuẩn: Theo quy hoạch phát triển Ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đang được thẩm định thì tỷ trọng sản lượng than hầm lò của TKV ngày càng tăng (tỷ trọng than hầm lò năm 2010: 43,08%; 2015 dự kiến: 64,41%, dự kiến 2020: 75%). Do đó, Tập đoàn TKV phải tích cực đổi mới công nghệ và tổ chức sản xuất cho các mỏ than hầm lò, từng bước cơ giới hóa để tăng năng suất lao động và giảm số lượng công nhân trực tiếp làm việc trong hầm lò mới đáp ứng được Quy hoạch nêu trên.
Trong điều kiện tài nguyên than có thể khai thác bằng phương pháp lộ thiên ngày càng cạn kiệt, các mỏ than hầm lò đang trong tiến trình xây dựng và cải tạo, trong 5 năm tới Tập đoàn cần tập trung: Đối với các mỏ than lộ thiên cần phải quy hoạch, thiết kế các bãi thải theo một tiến trình thống nhất để đổ thải được nhiều nhất, giảm thiểu việc bốc lại đất đã đổ thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Vùng Hòn Gai cần thực hiện giải pháp vừa khai thác và hoàn thổ các moong lộ thiên ảnh hưởng tới hầm lò ở giai đoạn từ 2015÷ 2018. Đây là việc làm hợp lý, tránh được các chi phí bất hợp lý nếu giai đoạn này chỉ bốc đất để hoàn thổ mà không lấy than; Vïng CÈm Ph¶ cÇn nghiªn cøu tr×nh tù khai th¸c ®æ th¶i ®ång bé 4 má: Cäc S¸u, Cao S¬n, §Ìo Nai, Khe Chµm II ®Ó ®¶m b¶o vÒ tr×nh tù khai th¸c, ®æ th¶i mang l¹i hiÖu qu¶ nhÊt. Tổ chức công tác khai thác, đổ thải thoát nước đồng thời với việc hoàn thổ môi trường; áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ thân thiện với môi trường, như là: đổ thải phân lớp, trồng cây, phủ xanh bãi thải…Trang bị xe máy có công suất lớn để giảm thiểu mật độ xe; sử dụng băng tải để vận chuyển đất đá thải tại các mỏ than lộ thiên lớn.
Đối với các mỏ than hầm lò: Tiếp tục cải tạo, nâng công suất các mỏ than hiện có lên trên 1 triệu tấn/năm; Đối các mỏ đã có, khi thực hiện việc mở rộng sản xuất cần nghiên cứu thiết lập mức công suất tối đa, trang bị thiết bị, dây chuyền sản xuất đồng bộ, hiện đại, có đủ năng lực để có thể thực hiện đạt và vượt công suất thiết kế; Đối các mỏ xây dựng mới nghiên cứu đầu tư trang thiết bị hiện đại, công suất mỏ đạt từ 2,5 trở lên; Áp dụng sơ đồ khai thông bằng giếng đứng cho các mỏ có thiết kế xuống sâu dưới -300.
Thực tế, để tăng sản lượng thì công nghệ áp dụng và thực hiện trong quá trình khai thác là hết sức quan trọng, vây Tập đoàn TKV đã có biện pháp như thế nào? thưa ông!
Ông Lê Minh Chuẩn: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về sản lượng của các mỏ than hầm lò, thì việc lựa chọn các mô hình công nghệ khai thác thích hợp cho các mỏ than hầm lò là rất quan trọng. Giải quyết tốt công tác này sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tiến tới tập trung sản xuất để giảm số lượng công nhân lao động trực tiếp trong hầm lò. Các giải pháp chính như sau:
Tăng cường công tác cơ giới hóa đào lò và khai thác than để tăng năng suất lao động tại các khu vực có khả năng áp dụng các dây chuyền cơ giới hóa. Tập đoàn áp dụng cơ chế đầu tư thiết bị để cho thuê, hợp tác kinh doanh để có thể sử dụng chung máy móc thiết bị, khắc phục yếu điểm của các mỏ than hầm lò khi không đủ diện khai thác cho một đời dây chuyền thiết bị cơ giới hóa;
Nghiên cứu, áp dụng các dây chuyền công nghệ phù hợp với khoáng sàng Việt Nam tại các khu vực có điều kiện địa chất phức tạp, chủ yếu vẫn phải sản xuất thủ công theo hướng cơ giới hóa lò chợ ngắn, cơ giới hóa từng phần để giải phóng sức lao động cho công nhân; Áp dụng các dây chuyền công nghệ đào lò đá hiện đại, đồng bộ, có năng suất cao trong xây dựng các mỏ hầm lò; Áp dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại, thiết bị vận tải liên tục để vận chuyển than từ lò chợ tới mặt bằng mỏ; Tiếp tục hợp tác với các đối tác nước ngoài để chế tạo thiết bị, phương tiến chống lò, như: dàn chống thủy lực tự hành VINAALTA, giá khung thủy lực di động GK (loại vì chống bán cơ giới hóa), com bai đào lò AM-50Z phục vụ đào lò than cho các mỏ than hầm lò. Hình thành bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển vì chống thủy lực, phương tiện vận tải cơ giới hóa cho khai thác hầm lò trong Vinacomin; Nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao công nghệ để tiến tới chế tạo các loại vật liệu nổ sử dụng cho lỗ khoan dài có đường kính lớn trong hầm lò; các loại vật liệu sử dụng cho việc cách ly, làm tường chắn cho các khu vực vỉa có tính tự cháy, dễ sụt đổ…
Về tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động sẽ chú trọng như: Tổ chức tốt việc thực hiện trình tự khai thác giữa hầm lò và lộ thiên để đảm bảo an toàn và tận thu triệt để tài nguyên; Áp dụng các sơ đồ giao nhận than liên hoàn giữa các mỏ than với công ty sàng tuyển than hoặc công ty kho vận để giảm ách tắc sản xuất, tổ chức các kho than trung chuyển để điều hòa sản xuất và chất lượng than thương mại. Tổ chức sát nhập, nhất thể hóa các mỏ than nằm trong cùng một khoáng sàng để tiết kiệm vốn đầu tư và khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực về tài nguyên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực; Đối với các mỏ than hầm lò không có điều kiện để cơ giới hóa, thì giới hạn về công suất mỏ (khoảng 1,5÷2 triệu tấn) để kìm chế số lao động tăng quá lớn và góp phần tăng hiệu quả quản lý về an toàn.
Ngoài những giải pháp trên, một nguồn lực hết sức quan trọng tạo nên sự thành công trong quá trình sản xuất và tăng sản lượng đó là người lao động. Vậy Tập đoàn đã có những giải pháp gì đối với lực lượng này? Thưa ông!
Ông Lê Minh Chuẩn: Thứ nhất, cải thiện điều kiện lao động: Tăng cường công tác thông gió, quản lý khí để áp dụng các giải pháp đảm bảo môi trường lao động trong các mỏ than hầm lò. Để làm tốt công tác này, Tập đoàn và các mỏ phải mở rộng các đường lò, áp dụng các giải pháp đảm bảo sự ổn định của các đường lò để đảm bảo diện tích tiết diện lò theo quy định; Trang bị thiết bị vận chuyển người, vận chuyển vật liệu tới tận nơi làm việc của người lao động; Áp dụng các phương thiện, dụng cụ và thiết bị hỗ trợ cá nhân cho công nhân mỏ để giảm thiểu tiêu hao sức lao động sống trong hầm lò; Tổ chức các công trình chống bụi, khắc phục sự lầy lội, làm tốt vệ sinh công nghiệp trong hầm lò.
Thứ hai, giảm thiểu tai nạn sự cố: Đầu tư trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại, năng suất cao, cường độ chịu tải trọng lớn để chống lò; Đầu tư trang bị các thiết bị khoan thăm dò nước, khoan tháo khí và duy trì- nâng cấp các hệ thống cảnh báo khí mê tan để phát hiện nguy cơ, ngăn chặn hiểm họa về tai nạn sự cố. Không để nỗi ám ảnh về tai nạn lao động làm ảnh hưởng tới việc thu hút lao động xã hội vào mỏ than hầm lò làm việc; Đào tạo, huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động các kỹ năng ứng sử, ngăn chặn nguy cơ gây tai nạn sự cố; nâng cao dân trí, văn hóa an toàn trong lao động cho công nhân mỏ; Xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm an toàn và quy trình kỹ thuật, vận động mọi người tự giác làm tốt công việc được giao ngay cả khi không có người giám sát, chỉ đạo; Bố trí cán bộ giỏi nhất làm công tác quản lý an toàn; thực hiện nghiêm các quy chế, quy định về thưởng phạt trong công tác quản lý an toàn;
Thứ ba, nâng cao thu nhập và đời sống cho thợ mỏ: Tập đoàn tiếp tục áp dụng hình thức giãn cách tiền lương để ưu tiên tiền lương cho công nhân làm việc ở các khâu chủ chốt ra sản phẩm than, như lò chợ, lò cái. Tỷ lệ dãn cách phải đủ lớn để tạo ra sức hút của ngành nghề; Tạo điều kiện hỗ trợ về đào tạo nghề; cho vay vốn để thợ mỏ làm nhà ở, mua sắm các đồ dùng thiết yếu cho thợ mỏ hầm lò; Tổ chức tốt việc ăn ca, bồi dưỡng độc hại và tắm nóng, gặt bảo hộ lao động cho công nhân mỏ; Triển khai các chương trình khám, chữa bệnh nghề nghiệp, tổ chức điều dưỡng và phục hồi chức năng cho công nhân mỏ; Nghiên cứu có chế độ luân chuyển hoặc thay đổi công việc phù hơp cho công nhân bị bệnh nghề nghiệp, bị tai nạn lao động hoặc giảm sút về sức khỏe…
Thứ tư, nhà ở cho công nhân mỏ: Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu, đề nghị cơ quan chức năng Nhà nước hỗ trợ các mỏ than hầm lò xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân độc thân; Triển khai xây dựng các Chung cư dưới dạng Nhà ở xã hội để hoặc cho thuê đối tượng là công nhân mỏ có thu nhập thấp, trong đó ưu tiên cho các đối tượng làm việc tại lò chợ, lò cái…Đề nghị Cơ quan chức năng Nhà nước nghiên cứu, hỗ trợ Ngành Than quỹ đất tái định cư cho các trường hợp phải bồi thường di chuyển tại các công trường sản xuất than; hỗ trợ quỹ đất làm chung cư, nhà ở xã hội cho công nhân mỏ…
Xin cảm ơn ông!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.