Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Nóng nạn khai thác quặng trái phép ở Thái Nguyên
(00:22:33 AM 18/06/2011)
"Nóng" nạn khai thác quặng trái phép ở Thái Nguyên
Ông Dương Minh Thư - Phó Chủ tịch UBND xã Cây Thị cho biết: trong thời gian gần đây, nạn khai thác quặng trái phép tại khu vực xóm Hoà Bình đang diễn biến phức tạp, người dân khai thác quặng ngay trong vườn nhà không cần phải mất công vận chuyển, lúc nào cũng sẵn sàng có xe máy đến chở quặng đi với giá mua là 30.000 đồng/bao (1 tạ), người chở chỉ cần vượt qua 5-6 km đến xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang sẽ bán được với giá cao hơn gấp 3 lần.
Có gia đình một ngày khai thác tới chục bao quặng, như vậy, chẳng cần phải đi đâu xa, người dân chỉ việc xúc đất trong vườn cho vào bao là có người mua mang đi tiêu thụ và thu nhập của hộ dân này lên tới trên 300.000 đồng/ngày. Do vậy, việc quản lý tài nguyên quặng ở xóm Hoà Bình đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi 100% hộ dân nơi đây không có đất ruộng, hầu hết họ đều là công nhân thuộc Mỏ sắt Trại Cau (Công ty Gang thép Thái Nguyên) hoặc đã nghỉ hưu ở nhà.
Vào dịp nghỉ hè, đội ngũ khai thác quặng trái phép còn đông đảo hơn khi các cháu nhỏ chưa phải đến trường. Ông Dương Minh Thư cũng cho biết thêm, nhiều năm nay, năm nào xã cũng tổ chức cho tất cả các hộ dân ký cam kết không khai thác quặng trái phép, nhưng "ký cho đủ thủ tục" chứ người dân cũng không chấp hành theo đúng bản cam kết.
Mới đây nhất là hành vi khai thác quặng trái phép của ông trưởng xóm Hoà Bình - Lê Văn Cầm được phát giác vào ngày 10/9, khi lực lượng chức năng đến lập biên bản và thu giữ số quặng với số lượng 65 bao tải và 2 đống quặng ước khoảng 10 tấn, ông Cầm vẫn khăng khăng cho rằng, số quặng trên là do các nhà lân cận khai thác rồi tự để vào vườn nhà ông. Còn những hố sâu trong vườn đã có từ lâu và được ông dùng với mục đích chứa rác thải. Song, qua quan sát cho thấy, vết đất tại những hố sâu này còn rất mới và không chứa rác thải mặc dù ông Cầm nói đã đào hố này từ rất lâu. Ngoài ra, trong vườn nhà ông Cầm còn có rất nhiều hố lớn cùng nhiều vật dụng chứng tỏ việc đào bới vừa mới diễn ra.
Xã Cây Thị có 8 xóm thì có tới 4 xóm có quặng gồm: Kim Cương, Hoà Bình, Trại Cau và xóm Hoan, trong đó phần đất của xóm Kim Cương và Trại Cau đã được giao cho Công ty Gang thép Thái Nguyên khai thác quản lý, xóm Hoan ở sâu, đường giao thông đi lại khó khăn nên việc khai thác quặng chưa rầm rộ.
Khu vực xóm Hòa Bình nằm trong dự án khai thác mỏ sắt Chỏm Vung Tây đã được tỉnh Thái Nguyên cấp phép từ tháng 8/2009 do Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên quản lý, hiện công ty đang thực hiện các bước giải phóng mặt bằng để tiến hành khai thác. Theo đó, 18 hộ dân thuộc xóm Hoà Bình nằm trong vùng dự án sẽ được đền bù di dời, Công ty đã thực hiện niêm yết danh sách, thông báo mời các hộ dân đến nhận tiền đền bù nhưng đến nay vẫn chưa có hộ nào đến nhận.
Ông Phạm Thanh Sao, Chủ tịch UBND xã Cây Thị cho biết, việc quản lý tình trạng khai thác quặng hiện nay là rất khó khăn, trước mắt chính quyền địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp được giao đất để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất trong công tác này là sự đồng lòng của người dân, do vậy khâu tuyên truyền, vận động người dân không khai thác khoáng sản trái phép sẽ được UBND xã Cây Thị tiếp tục tăng cường trong thời gian tới. Ông Sao cũng cho biết thêm đối với hành vi vi phạm của ông trưởng xóm Hoà Bình - Lê Văn Cầm, chính quyền địa phương sẽ kiên quyết xử lý đến cùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.