Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Khai thác khoáng sản – Phải chia sẻ gánh nặng cho thế hệ sau
(00:22:38 AM 18/06/2011)
Khai thác tận thu tối đa
Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là hữu hạn và không tái tạo, sẽ cạn kiệt dần theo quá trình khai thác. Hơn nữa, TNKS của nước ta tuy phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng của từng loại không nhiều, trong khi lại là nước nghèo đang trong thời kỳ phát triển theo chiều rộng nên có nhu cầu nguyên, nhiên liệu khoáng ngày càng tăng cao.
Vì vậy, PTBV ngành công nghiệp khai khoáng (CNKK) cần phải khai thác tận thu tối đa (tức mức độ tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác phải đảm bảo tối thiểu); Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhất, chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước.
Ngoài ra chúng ta cũng cần phải tính đến sản phẩm thay thế trong tương lai. Điều này đòi hỏi chúng ta dành các nguồn lực thích đáng, nhất là nguồn lực tài chính được tạo ra trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản hiện tại để nghiên cứu phát triển các sản phẩm thay thế nguyên, nhiên liệu khoáng trong tương lai.
Điều kiện khai thác các phần mỏ mới dưới sâu hoặc các vùng mỏ mới (nhất là các mỏ nằm ở dưới đáy biển, dưới vùng đồng bằng, thành phố, sông suối, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa) ngày càng khó khăn, phức tạp hơn đòi hỏi phải có công nghệ thích hợp và chi phí khai thác ngày càng tăng cao.
Điều đó đặt ra yêu cầu ngay trong quá trình khai thác khoáng sản hiện tại phải tạo ra và dành các nguồn lực bằng các hình thức thích hợp cho việc phát triển các phần mỏ, các mỏ, vùng mỏ có điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp hơn trong tương lai, tức là thế hệ hiện tại có trách nhiệm tìm cách chia sẻ một phần gánh nặng khó khăn và chi phí khai thác tăng cao của thế hệ tương lai.
Trong hoạt động khoáng sản có đối tượng lao động là các thân khoáng và các lớp đất đá bao quanh. Các đối tượng này luôn biến đổi theo không gian và thời gian khai thác và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết khí hậu, không thể lường trước một cách chính xác nên gây ra mức độ rủi ro cao cả về an toàn tài chính, tài sản.
Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp và nguồn lực thích đáng nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất kinh doanh khoáng sản vận hành một cách liên tục bình thường.
Hoạt động khai thác khoáng sản gây tác động xấu tới môi trường sinh thái và xã hội, nhất là gây hủy hoại địa hình bề mặt, cảnh quan, cấu tạo địa chất thủy văn, bồi lấp sông suối, phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, v.v.
Vì vậy chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ, hoàn thổ và phục hồi môi trường trong quá trình hoạt động khoáng sản.
Hoạt động khoáng sản, nhất là hoạt động khai thác có điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, trong khi khả năng cơ giới hóa, tự động hóa rất hạn chế và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng mỏ.
Hơn nữa, hầu hết các mỏ nằm ở vùng miền núi, vùng sâu kém phát triển. Điều này ngoài việc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn ảnh hưởng đến sự hấp dẫn thu hút lao động của ngành khai khoáng. Vì vây, chúng ta phải có biện pháp và chính sách thỏa đáng thu hút và chăm lo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khoáng sản.
Do tiến bộ của khoa học, công nghệ và giá nguyên liệu khoáng sản có xu hướng tăng theo quan hệ cung cầu nên việc khai thác một mỏ khoáng sản nào đó tại một thời điểm nhất định có thể không khả thi về mặt kỹ thuật hoặc không có hiệu quả về mặt kinh tế nhưng trong tương lai sẽ có khả thi hoặc sẽ có hiệu quả.
Đề xuất mô hình PTBV cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam
Yêu cầu và tiêu chí PTBV ngành công nghiệp khai khoáng là phát triển liên tục, ổn định, lâu dài, hài hòa, thân thiện; Phát triển để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không gây tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai, tức là phải có trách nhiệm đối với thế hệ tương lai: Để lại nguồn TNKS mới phát hiện, thăm dò; Giảm tổn thất và tăng hệ số thu hồi tài nguyên khoáng sản trong tất cả các khâu của quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng khoáng sản; Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản hiện có; Tạo ra nguồn tài nguyên mới (bao gồm nguồn lực mới, năng lực sản xuất mới, cơ hội mới để trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế nguyên, nhiên liệu khoáng); Phát triển có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường, tức là phát triển bền vững trên cả ba mặt: Kinh tế - xã hội - môi trường; Phát triển phù vợp với đặc thù của ngành công nghiệp khai khoáng.
PTBV sản xuất kinh doanh; Phát triển sản xuất kinh doanh khoáng sản; Tìm kiếm, thăm dò tài nguyên khoáng sản với các mục tiêu nâng cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản đã phát hiện; Tìm kiếm, thăm dò tài nguyên, trữ lượng mới để bù đắp phần tài nguyên, trữ lượng đã khai thác và gia tăng tài nguyên, trữ lượng để nâng cao sản lượng khai thác.
Về khai thác khoáng sản, giảm tổn thất và tăng hệ số thu hồi tài nguyên khoáng sản trong các khâu khai thác, vận chuyển. Chế biến theo hướng đa dạng hóa sản phẩm; Chế biến theo hướng tạo ra sản phẩm sạch thân thiện với môi trường; Giảm tổn thất và tăng hệ số thu hồi tài nguyên khoáng sản trong khâu chế biến và sử dụng.
Phát triển lan tỏa theo hướng kinh doanh đa ngành trên nền khoáng sản: Phát triển các loại đầu vào phục vụ cho sản xuất khoáng sản; Phát triển các loại sản phẩm có đầu vào là nguyên, nhiên liệu không nhằm tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, ví dụ từ than ra điện, từ than ra khí, nhiên liệu lỏng, từ than ta sản phẩm hóa chất; Từ quặng ra sản phẩm kim loại, tiếp theo là sản phẩm cơ khí…; Từ khoáng sản phi quặng ra vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón…
Phát triển kinh doanh trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất sẵn có của doanh nghiệp khoáng sản để khai thác các tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn.
Phát triển sản xuất các loại sản phẩm thay thế sản phẩm khoáng sản: Phát triển các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt, khí sinh học, nhiên liệu sinh học, v.v...) thay thế các nhiên liệu hóa thạch: Than, dầu mỏ, khí thiên nhiên và các nguyên liệu phóng xạ.
Phát triển các sản phẩm, các loại vật liệu mới thay thế sản phẩm khoáng phục vụ sản xuất và đời sống. Như vậy, mô hình PTBV sản xuất kinh doanh nêu trên là phát triển bản thân ngành khoáng sản; Phát triển lan tỏa trên nền khoáng sản; và Phát triển các sản phẩm thay thế khoáng sản.
Về PTBV kinh tế-xã hội, phải đáp ứng các nhu cầu nguyên nhiên liệu khoáng và các cân đối của nền kinh tế; Góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn; Góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và trật tự trị an trên địa bàn; Không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Về PTBV môi trường, phải xử lý các loại ô nhiễm, các tác động xấu tới môi trường của quá trình sản xuất kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật; Thực hiện tái chế chất thải, phế liệu, phế thải từ quá trình sản xuất và các giải pháp khác theo hướng sản xuất sạch hơn; Hoàn nguyên, phục hồi môi trường hoặc cải tạo khu vực khai thác khoáng sản (khai trường và bãi thải) theo quy định và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội theo yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; Đảm bảo đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu: Doanh nghiệp môi trường và sản phẩm thân thiện môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.